Gen Z bị ghét ở công sở?

65% nhà tuyển dụng cho biết, họ phải sa thải nhân viên gen Z nhiều hơn bình thường.

 

Chuyên gia cho rằng thế hệ gen Z đã xoá nhoà ranh giới giữa sếp và nhân viên. 

Mặc dù thế hệ gen Z (những người sinh từ năm 1997 trở đi) mới chỉ gia nhập thị trường lao động nhưng đã bị mang nhiều tiếng xấu ở văn phòng. 

Theo một cuộc khảo sát gần đây với 1.300 nhà quản lý, cứ 4 người thì có 3 người đồng ý rằng thế hệ gen Z khó làm việc chung so với các thế hệ khác. 65% nhà tuyển dụng cho biết, họ phải sa thải nhân viên gen Z nhiều hơn bình thường. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng cứ 8 người gen Z thì có 1 người bỏ việc sau chưa đầy một tuần.

Kết quả này cũng đúng với các ngành công nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp cho biết, rất khó làm việc với những người trẻ, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ.

Đối với Alexis McDonnell, một nhà sáng tạo nội dung từng quản lý nhân viên gen Z tại một công ty công nghệ ở Dallas, “sự khác biệt lớn nhất mà tôi nhận thấy chỉ là sự khác biệt về tính chuyên nghiệp”.

Alexis cho rằng đại dịch có ảnh hưởng lớn trong việc này. Vì sau một thời gian dài giãn cách xã hội, gen Z gặp khó khăn trong việc giao tiếp nơi công sở. Sau đại dịch cũng là thời điểm họ nhận công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp.

Trên thực tế, 36% số người tham gia khảo sát cho biết thế hệ gen Z có kỹ năng giao tiếp kém. 

Peter, một nhà quản lý trong ngành khách sạn, nói: “Tất cả họ đều có cùng một hành vi kỳ lạ trong văn phòng. Họ không biết cách ứng xử trong môi trường kinh doanh. Tôi từng được dạy về cách thức hoạt động của một văn phòng, cho dù đó là xử lý với hệ thống cấp bậc hay chỉ đơn giản là khi ai đó đứng trước mặt bạn, bạn hãy nhìn vào mắt họ”.

Một phàn nàn lớn khác với gen Z là sự mất tập trung, trong đó có 36% nhà quản lý đồng ý với điều này.

“Chúng tôi thường tham gia các cuộc gọi nhóm và thấy rằng họ vẫn nhận cuộc gọi riêng”, Alexis kể.

“Và nếu chúng tôi gọi đến tên họ trong cuộc họp thì họ trông giống như là con nai đang bị chói mắt bởi bóng đèn pha. Họ thực sự không chú tâm”.

Một nhà quản lý ẩn danh khác cũng đồng ý rằng gen Z bị nghiện điện thoại và điều đó làm tổn hại đến văn hóa công sở. “Phòng ăn trưa thường rất rôm rả. Chúng tôi hay nói chuyện phiếm, còn các bạn gen Z hầu như chỉ cúi đầu xuống điện thoại và vuốt vuốt”.

Trong khảo sát này, 37% các nhà quản lý chỉ trích nhân viên gen Z thiếu nỗ lực.

“Bất cứ khi nào có khách hàng đến sát giờ đóng cửa, thì họ sẽ làm việc theo kiểu như muốn đuổi khách đi vậy. Ý tôi là, bạn đang làm dịch vụ khách hàng mà lại không quan tâm đến việc giúp đỡ khách hàng hay sao?” - Peter chia sẻ. 

Nhiều chủ doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng, mặc dù gen Z là những người trẻ thiếu kinh nghiệm nhất trong ngành, nhưng họ lại hay đưa ra những điều khoản đặc biệt.

“Họ có những kỳ vọng rất khác nhau khi bắt đầu một công việc mới”, Matthew Dearden, 35 tuổi, người giám sát hàng chục nhân viên gen Z tại một trường đại học ở Ohio, chia sẻ.

Nathan Punwani, một bác sĩ đến từ Arizona đang làm việc với gen Z, cho biết, thái độ này thậm chí còn len lỏi vào lĩnh vực y tế: “Họ thực sự yêu cầu những thứ như, 'Ồ, tôi không muốn gặp bệnh nhân'. Khi tôi ở vị trí của họ, tôi sẽ không bao giờ trả lời như vậy với bất kỳ người giám sát nào. Tôi sẽ cứ thế mà làm, không bao giờ thắc mắc". 

Ngoài ra, 35% người được hỏi cho biết nhân viên gen Z còn quá nhạy cảm và mong manh về mặt tinh thần.

Nguyễn Thảo

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !