Gây mê để lấy cốc nguyệt san, bác sĩ khuyến cáo ai nên dùng sản phẩm này

Cốc nguyệt san được xem như "bước tiến hóa" cho chị em phụ nữ vì ưu điểm của nó so với băng vệ sinh tampon.

Chị Lê Thị Minh Anh (33 tuổi, Hà Nội) chia sẻ bản thân chị dùng cốc nguyệt san hơn 10 năm nay từ khi còn du học ở Anh. Chị Minh Anh nhận ra từ khi sử dụng cốc nguyệt san chị không còn ám ảnh tới ngày đèn đỏ. Ưu điểm của cốc nguyệt san được chị thường xuyên chia sẻ cho bạn bè và sau này bạn bè của chị cũng sử dụng rất nhiều. 

Cốc nguyệt san được cánh eva rần rần reviews với đủ các chức năng ưu việt của nó. Nhiều chị em thấy cốc nguyệt san ra đời như "bước tiến hóa" cho nữ giới.

Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trục trặc và không bao giờ dám xài cốc nguyệt san. Chị Vũ Thị Dung (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cho biết chị mua 2 chiếc cốc nguyệt san về dùng vì thấy đồng nghiệp, bạn bè sử dụng nhiều.

Đến ngày trải nghiệm, chị lên mạng học cách sử dụng. Nhưng sau khi cho vào được thì không tài nào lôi được cốc nguyệt san ra. Dù chị cố gắng kiểu gì cũng không thể lấy được cốc nguyệt san ra và bắt buộc vào viện để nhờ bác sĩ kẹp mỏ vịt để lấy cốc nguyệt san ra. Từ đó, chị không dám dùng cốc nguyệt san. 

Hay chị Nguyễn Thị Hương (28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) qua bạn bè giới thiệu, chị đã nhờ mua và thử dùng cốc nguyệt san. Nhận được hàng, dù không phải đang chu kỳ nhưng chị cũng thử đưa vào xem thế nào.

Theo hướng dẫn, chị gấp chiếc cốc nhỏ lại, đẩy sâu vào vùng kín nhưng cảm thấy rất đau rát. Chị Hương loay hoay mãi mới lôi được chiếc cốc ra. Mấy hôm liền, chị Hương vẫn còn đau rát, thậm chí có cảm giác ngứa ngáy như bị nhiễm khuẩn. 

Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thủy - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết cốc nguyệt san được ví như cứu cánh để thoát khỏi sự khó chịu, ngứa ngáy của những ngày chu kỳ. Cốc nguyệt san dù đã được sản xuất từ cách đây rất lâu, nhưng trong những năm gần đây, công dụng và lợi ích của nó mới được nhiều người chú ý đến.

Tuy nhiên dùng cốc nguyệt san cần có chỉ định rõ ràng. BS Thủy vừa tiếp nhận một trường hợp là nữ sinh vào viện khám vì đặt cốc nguyệt san một ngày nhưng nữ sinh không  lấy ra được. 

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Thủy cho biết việc sử dụng cốc nguyệt san được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn cho chu kỳ đèn đỏ của mình nhưng không phải ai cũng dùng. Bạn trẻ chưa quan hệ tình dục không được dùng cốc nguyệt san.

Theo bác sĩ Thủy, phụ huynh cần giáo dục giới tính cho trẻ ở độ  tuổi dậy và trẻ cần hướng dẫn dùng băng vệ sinh khi đến chu kỳ, không dùng cốc nguyệt san.

Cốc nguyệt san là một cốc nhỏ bằng silicon mềm. Khi đưa vào âm đạo qua gốc màng trinh có thể gập lại để thu nhỏ thể tích, khi vào âm đạo cốc bung ra ôm lấy cổ tử cung. 

Khi chưa quan hệ tình dục, lỗ màng trinh còn rất nhỏ cho cốc nguyệt san vào cũng rất khó khăn chứ nói gì đến lấy ra. Tại Bệnh viện, các bác sĩ đã phải gây mê, bộc lộ âm đạo kẹp gập thật nhỏ hoặc cắt nhỏ cốc mới lấy ra được.

BS Dương Ngọc Vân - chuyên khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Medlatec Hà Nội, cho biết cốc nguyệt san được sử dụng rộng rãi. Có nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cốc nguyệt san có thể tái sử dụng cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa rò rỉ kinh nguyệt so với tampon và băng vệ sinh.

Nghiên cứu không tìm thấy tác dụng phụ nào đối với hệ vi khuẩn âm đạo từ cốc nguyệt san và không có tổn thương mô trong âm đạo và cổ tử cung.

Những ưu điểm khi sử dụng cốc nguyệt san như: Cốc nguyệt san được thiết kế theo dạng hình phễu và theo nhiều kích cỡ phù hợp với từng đối tượng chị em.

Khi sử dụng băng vệ sinh, bạn sẽ phải thay và vứt băng sau mỗi lần sử dụng, nhưng với cốc nguyệt san, bạn có thể vệ sinh cốc để tái sử dụng cho chu kỳ tiếp theo. 

Khi dùng cốc nguyệt san, chị em sẽ có cảm giác thoải mái hơn, không bị khó chịu như khi phải dùng băng vệ sinh và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của chị em trong những ngày diễn ra chu kỳ. Đến ngày đèn đỏ, chị em vẫn có thể đi bơi, tham gia các hoạt động mà không cần lo ngại bất cứ điều gì. 

Tuy nhiên, cũng giống như một số sản phẩm hỗ trợ phụ khoa khác, cốc nguyệt san cũng có mức độ rủi ro tương đối, do đó, khi sử dụng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng và vệ sinh cốc sạch sẽ sau khi dùng. Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ phụ khoa để lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp và dự báo trước những rủi ro khi sử dụng.

Khánh Chi 

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Công việc áp lực, quý ông rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'

Những căng thẳng, áp lực trong công việc kéo dài và lối sống lười vận động, ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Quý ông ngực to bất thường sau tuổi 40

Người đàn ông 50 tuổi ở Hà Nội phát hiện ngực to dần từ 5 năm nay. Mấy tháng gần đây, vòng hai còn chảy xệ khiến ông không dám chạy bộ hay mặc áo thun bó sát.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp nhiều người kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Người được ghép thận ở Chợ Rẫy cách đây 30 năm vẫn sống khỏe

Tuyệt vọng vì suy thận mạn tính giai đoạn cuối, bà Thượng từng nghĩ đến cái chết vào 30 năm trước. Ca ghép thận ngày 29/12/1992 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã viết tiếp cuộc đời bà.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Suýt tử vong vì cơn đau đầu dữ dội lúc nửa đêm

Nam bệnh nhân 65 tuổi, trú tại Phú Thọ được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu, nôn ói, nguyên nhân do vỡ túi phình mạch máu.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Đang cập nhật dữ liệu !