Gạo Việt dần vắng bóng tại thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu gạo năm 2022 đạt hơn 7,1 triệu tấn, thu về 3,45 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khách hàng lớn nhất của gạo Việt vẫn là Philippines, còn tại thị trường Trung Quốc gạo Việt dần vắng bóng.

Thị phần gạo Việt thu hẹp dần tại Trung Quốc

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong đó, 90% là gạo thường, gạo phổ thông; gạo cao cấp chỉ vài %.

Việt Nam là một trong 3 quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm, nước ta sản xuất 43-44 triệu tấn lúa, tương đương 22-23 triệu tấn gạo. Lượng gạo này để phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, khách hàng nhập khẩu gạo của Việt Nam có sự xoay chuyển. Năm 2012, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu, với kim ngạch 898 triệu USD, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo.

Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt sang Trung Quốc giai đoạn 2012-2016 duy trì tương đối ổn định, biên độ tăng giảm không quá mạnh. Đến năm 2017, xuất khẩu gạo sang thị trường này tăng đột biến, đạt 1,026 tỷ USD, chiếm gần 40% trong tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta.

Nhưng ngay sau đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bất ngờ lao dốc, chỉ đạt khoảng 640 triệu USD vào năm 2018. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt. 

Đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm còn 240,3 triệu USD. Gạo Việt gần như mất thị phần tại thị trường tỷ dân. Với con số này, Trung Quốc từ vị trí thị trường xuất khẩu gạo số 1 của Việt Nam rơi xuống vị trí số 3, sau Philippines (884 triệu USD) và Bờ Biển Ngà (252 triệu USD).

Lý do phần lớn là bởi Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50% hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm. Đồng thời, thị trường này cũng thay đổi đáng kể các quy định về nhập khẩu gạo, kể cả quy định thuế quan, kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch. 

Hải quan Trung Quốc thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nỗ lực đa dạng hóa thương mại.

Chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, các rào cản chính sách từ phía Trung Quốc mới chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam chứ không phải do kinh tế Trung Quốc giảm tốc hay đồng Nhân dân tệ mất giá.

Sau cú sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, năm 2020-2021, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này dần phục hồi, lần lượt ở mức 463 triệu USD và 522 triệu USD. 

Năm 2022, theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 432,3 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. 10 tháng năm 2022, thị phần gạo Việt Nam tại Trung Quốc chỉ chiếm gần 13% - con số ngày càng teo tóp.

Khó đăng ký xuất hàng sang Trung Quốc

Về chuyện xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho rằng việc chiếm lĩnh, mở rộng thị trường mới là rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi làm được điều đó, phải đảm bảo giữ được những thị trường truyền thống; trong đó có thị trường Trung Quốc.

Tại diễn đàn kết nối cung cầu ngành lúa gạo mới đây, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc. Thực tế, xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng khá mạnh trong vài năm gần đây.

 Dù ngày càng khó tính nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn và tiềm năng (Ảnh: Hoàng Hà)

Trong khi đó, Việt Nam mới có 22 doanh nghiệp được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc, với hạn ngạch nhất định, theo nghị định thư ký giữa hai nước năm 2016. Hải quan Trung Quốc có thể truy xuất sản lượng, hạn mức của từng doanh nghiệp được cấp phép, không có cơ hội gian dối. “Chúng ta đang kiến nghị với Trung Quốc bổ sung thêm nhà máy được cấp phép xuất khẩu gạo tẻ, gạo thơm, gạo nếp”, ông Hoà cho hay.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh tình trạng khó đăng ký xuất khẩu gạo sang thị trường 1,4 tỷ dân tại diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam - Trung Quốc”, ngày 10/2. 

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho hay, thời gian qua, Trung Quốc thay đổi các điều kiện về an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu theo Lệnh 248, 249. 

Để được chấp thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định, chứng minh đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan đến công đoạn sản xuất ngoài đồng ruộng đến thu hoạch, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm HACCP. Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện theo các bước, nộp hồ sơ để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, phê duyệt.

Trước đó, ông La Vân Phi - CEO một DN xuất khẩu gạo lớn, cho rằng, muốn xuất khẩu được nhiều sản phẩm vào Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt cần phải có kinh nghiệm và hiểu rõ nhu cầu của đối tác. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, tránh việc đưa hàng lên biên giới lại phải quay đầu, rất tốn kém. Khi đàm phán, cũng cần chuẩn bị hồ sơ chào hàng theo nhu cầu của đối tác, khả năng thành công sẽ lớn hơn.

Ngoài ra, ông Phi lưu ý, các DN cần nghiên cứu để phát huy thế mạnh từng nhóm sản phẩm gạo theo từng phân khúc khác nhau. Sau đó, liên kết với nông dân để tạo ra chuỗi sản xuất lúa gạo, đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Tức chúng ta sẽ sản xuất và bán sản phẩm thị trường cần, chứ không phải bán sản phẩm mà mình sẵn có.

Chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, để xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, Mỹ mất tới 12 năm đàm phán, Campuchia cũng trải qua một quá trình dài mới xuất khẩu thành công vào thị trường này. Việt Nam có sẵn lợi thế xuất khẩu gạo chính ngạch, quãng đường đưa gạo sang Trung Quốc khá gần, chi phí vận chuyển rẻ hơn đi châu Phi hay các thị trường khác. Rõ ràng, đây là thị trường lớn và tiềm năng, các doanh nghiệp gạo Việt Nam không nên bỏ qua.

Thống kê sơ bộ, tháng 1/2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 359 nghìn tấn gạo, giá trị đạt gần 186,6 triệu USD, giảm 28,9% về lượng và 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Tâm An

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.