Gà rán, xúc xích, nước ngọt có gây bệnh tim mạch?

Ăn nhiều bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… không chỉ gây béo phì mà còn tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong do bệnh tim.

Bệnh tim mạch hiện đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, hàng năm có đến 17 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch, hơn hết, số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều.

Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang trẻ hóa với rất nhiều đối tượng còn đang trong độ tuổi lao động.

Có người 30-40 tuổi, thậm chí 27-28 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim. Nhiều trẻ nhỏ đã bị béo phì và đái tháo đường, có trẻ bị đái tháo đường tuyp 2 – bệnh mà trước đây chỉ có ở người già, đây là nguy cơ rất đáng lo ngại.

Bác sĩ Nguyễn Thượng Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch kiêm Trưởng khoa Tim mạch can thiệp (Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM), cho rằng bệnh lý tim mạch ngày càng trẻ hóa.

Bản thân ông từng tiếp nhận bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp chỉ mới 29 tuổi. Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình.

{keywords}
Gà rán, xúc xích, nước ngọt có gây bệnh tim mạch?  

Có nhiều nguyên nhân như thói quen ăn uống, lối sống, sinh hoạt dẫn đến tình trạng trẻ hoá bệnh nhân tim mạch. Trong đó, thói quen ăn uống, sử dụng nhiều thức ăn nhanh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng người trẻ mắc tim mạch.

ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, thiếu vitamin và khoáng chất nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao.

Trong khi đó, bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, không cân đối về khẩu phần. Thức ăn nhanh có thể có một số chất độc hại được sinh ra trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Vì vậy, nếu sử dụng thức ăn nhanh kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, có thể dẫn tới các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu, tăng huyết áp...

BS Tiến nhấn mạnh hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ.

Do đó, khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường...

Thức ăn nhanh không chỉ làm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, BS Văn Tiến còn thông tin, các nghiên cứu đã chứng minh có sự liên hệ giữa tiêu thụ thức ăn nhanh và tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong do bệnh tim.

Theo đó, ăn thức ăn nhanh có thể làm tăng lượng calo, tổng chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol và natri, cộng với đường từ nước ngọt, có thể làm thay đổi các yếu tố trao đổi chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tăng chỉ số khối cơ thể và vòng eo, chất béo trung tính cao và mức độ lipoprotein mật độ thấp - một dạng cholesterol tốt.

“Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây béo phì. Nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên khi cân nặng và vòng eo của bạn tăng lên. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Thường xuyên tiêu thụ chất béo bão hòa dư thừa làm tăng mức cholesterol trong máu, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và đột quỵ”, BS Văn Tiến cảnh báo.

Để hạn chế những bệnh không lây nhiễm, duy trì sức khoẻ tốt, Ths. BS dinh dưỡng Hoàng Bình Dân, khuyến cáo mọi người cần có một chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng.

Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm khác nhau hàng ngày. 

Theo đó, nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh khi lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, toàn phần, có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh…

Nếu sử dụng thức ăn nhanh, theo ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, tùy theo chủng loại (thức ăn nhanh giàu đạm, giàu tinh bột, nhiều chất béo, nhiều muối) mà chúng ta lựa chọn các thực phẩm bổ sung thêm vào trong bữa ăn như: bổ sung thêm rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin và chất xơ đồng thời nó giúp thải bỏ lượng mỡ dư thừa; bỏ bớt muối để món ăn nhạt hơn.

Ngoài ra, cần thường xuyên vận động thể lực đều đặn hàng ngày tùy thuộc điều kiện và tình trạng sức khỏe mỗi người như: đi bộ, chạy, nhảy dây, cầu lông, bóng chuyền…

N. Huyền 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !