Forbes nêu lý do Ukraine không cần gia nhập NATO

Theo nhà phân tích Michael Krepon của Forbes, Ukraine không cần gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để hội nhập châu Âu cũng như nhận được sự hỗ trợ từ liên minh.

Ông Krepon cho rằng, Washington và các nước NATO, ngay cả khi không chính thức kết nạp Ukraine vào khối quân sự vẫn có thể làm rất nhiều điều để “cuộc tấn công tiếp theo của Nga sẽ phải trả một cái giá cực đắt”.

Nhà phân tích của Forbes nhận định, cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine là do hai yếu tố chính. Thứ nhất là niềm tin cốt lõi của Tổng thống Putin và thứ hai là quyết định của Tổng thống George W. Bush trong việc mở rộng NATO vượt xa “ranh giới đỏ” của ông Putin, bao gồm Ukraine và Gruzia.

Theo ông Krepon, Tổng thống Putin bị thúc đẩy bởi “nhu cầu cá nhân là duy trì quyền toàn năng” và liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô cũng như Hiệp ước Warsaw. Không có gì làm rõ sự suy yếu của Nga hơn việc mở rộng NATO bao gồm các thành viên cũ của Hiệp ước Warsaw và 3 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống George W. Bush khi bổ sung Ukraine và Gruzia vào danh sách các nước chờ gia nhập NATO đã dẫn đến tình hình thêm trầm trọng.

{keywords}
Forbes: Ukraine không cần gia nhập NATO để hội nhập châu Âu cũng như nhận được sự hỗ trợ từ liên minh. (Ảnh: RIA)

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga William Burns, người hiện là Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã gửi một bức điện cá nhân tới cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice dưới thời ông W. Bush cảnh báo rằng, việc này có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Những người khác cũng đưa ra cảnh báo công khai, đáng chú ý nhất là nhà ngoại giao kỳ cựu George Kennan, người vào đầu Chiến tranh Lạnh đã đúng về việc kiềm chế quyền lực của Liên Xô và các trường hợp có thể xảy ra sự sụp, nhưng W. Bush rất kiên quyết. Và vào năm 2014, những lời của ông Burns và ông Kennan đã trở thành lời tiên tri sau cuộc đảo chính ở Ukraine, Tổng thống Putin “đã thực hiện các bước để tạo ảnh hưởng một phần miền Đông Ukraine và sáp nhập Crimea về Nga”.

Ngày nay, Tổng thống Nga Putin muốn Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO và phương Tây từ bỏ các biện pháp cung cấp hỗ trợ quân sự cho nước này.

“Đề xuất của ông W. Bush đưa Ukraine và Gruzia vào NATO là một sai lầm đắt giá. Trong khi liên minh sẽ không rút lại lời mời này, họ sẽ không gây chiến để chấp nhận Ukraine vào hàng ngũ. Yêu cầu cấp thiết là phải giải thích cho ông Putin về cái giá phải trả khi quyết định một lần nữa mắc xâm phạm về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, tác giả bài báo viết trên Forbes.

Theo ông Krepon, Ukraine là một quốc gia thân thiện đáng được hỗ trợ về ngoại giao, kinh tế và quân sự. Đây không phải là một quốc gia NATO mà quân đội Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ. Tuy nhiên, Washington có thể làm rất nhiều điều để khiến “cuộc tấn công tiếp theo của Nga phải trả giá đắt hơn”.

Kiev không cần gia nhập NATO để hội nhập kinh tế vào châu Âu. Ukraine cũng không cần gia nhập NATO để nhận được sự hỗ trợ trong việc “kiếm chế” Nga. Những lời đe dọa của Moscow dẫn đến sự gia tăng viện trợ quân sự trực tiếp từ Mỹ và Kiev sẽ nhận được viện trợ đáng kể hơn nhiều nếu ông Putin “động binh”. Ngoài ra, Ukraine có chung đường biên giới với 4 nước NATO, qua đó có thể dễ dàng cung cấp hỗ trợ quân sự.

“Bằng cách mở rộng thành viên lên 30 quốc gia, NATO đã đánh mất bản sắc trước đây và sự thống nhất về thể chế. Liệu liên minh có thể khôi phục và duy trì sự gắn kết nếu Nga quyết định tiến hành một cuộc tấn công vào Ukraine hay không, đây rõ ràng vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ”, tác giả Forbes kết luận.

Trước đó, theo các nguồn tin ngoại giao châu Âu, trong ngày 15/12, phía Nga đã trao cho NATO một bản yêu cầu về an ninh, trong đó đòi hỏi NATO phải cam kết bằng văn bản pháp lý việc chấm dứt mở rộng về phía Đông, cũng như rút lại cam kết về việc có thể kết nạp Ukraine làm thành viên của NATO.

Đây được cho là các yêu cầu được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc họp Thượng đỉnh trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tuần trước.

Theo quan điểm của Nga, các nước phương Tây đã phản bội cam kết trước đây với Nga sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và trong gần 3 thập kỷ qua đã liên tục kết nạp thêm thành viên ở phía Đông, tiến sát đến biên giới Nga, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và lợi ích cốt lõi của Nga. Đặc biệt, Nga coi việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là “lằn ranh đỏ” trong quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Về phía NATO, liên minh này cho biết sẵn sàng đối thoại với Nga để giải quyết các bất đồng nhưng từ chối các yêu cầu của Nga liên quan đến việc ngăn Ukraine gia nhập khối quân sự này, trong bối cảnh nguy cơ xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn đang ở mức cao.

Hàng trăm nhà khoa học kêu gọi ông Biden từ bỏ điều không ai ngờ tới

Hàng trăm nhà khoa học kêu gọi ông Biden từ bỏ điều không ai ngờ tới

Theo New York Post, hàng trăm nhà khoa học đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden chính thức tuyên bố Mỹ không có kế hoạch trở thành nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

Thanh Bình (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !