F0 tại nhà chia sẻ 'bí kíp' cạo gió để... nhanh âm tính, cách làm này có thực sự hiệu quả?

Xịt nano bạc, cạo gió bằng đồng bạc, xông hơi... là những cách mà nhiều F0 điều trị ở nhà tại Hà Nội đang chia sẻ nhau để nhanh... âm tính. Cách làm này có thực sự hiệu quả? 

Trên các diễn đàn y khoa hiện nhiều người chia sẻ “bí kíp” cho F0 thực hiện như: xịt nano bạc, xông hơi bằng sả chanh, gừng tỏi, thậm chí cạo gió bằng đồng bạc để nhanh âm tính. Cách làm này có thực sự hiệu quả?  

Là thành viên Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hà Nội, BS. Lê Xuân Thắng, nguyên bác sĩ khoa nội tiêu hoá Bệnh viện Quân y 103 khẳng định xông sả chanh không diệt được virus.

Việc làm này chỉ ổn định triệu chứng chảy mũi hoặc triệu chứng khác theo tính chất của đông y. Trong khi tình trạng mất mùi mất vị do virus gây tổn thương các tế bào nên không thể hồi phục ngay và hồi phục bằng phương pháp xông hơi được.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Bổ sung thêm, BS. chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt-Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng cũng nhấn mạnh, người nhiễm Covid-19 khi sốt nếu được xông hơi hoặc đánh gió chỉ có tác dụng làm cho đỡ khó chịu chứ không diệt được virus, không thể làm cho virus hết hoặc suy yếu để nhanh âm tính.

“Ngay cả với các loại thuốc kháng virus hiện nay cũng không có tác dụng tiêu diệt virus mà chỉ ngăn chặn quá trình nhân lên của virus hoặc làm thay đổi mã di truyền của virus khiến virus nhân lên bị thay đổi.

Rất nhiều người thích xông hơi. Nếu sốt thì xông một chút có thể giúp đỡ mệt, chứ xông nhiều càng mệt. Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy xông hơi diệt được virus.

Việc đánh gió bằng đồng bạc cũng vậy, không thể giúp diệt được virus nên không có chuyện đánh gió giúp nhanh âm tính", BS. Hoàng nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, BS chuyên khoa truyền nhiễm Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc mọi người mách nhau cách xịt nano bạc, cạo gió bằng đồng bạc, xông tỏi, gừng...để nhanh âm tính là không có cơ sở.

“Quan niệm này hoàn toàn không đúng, không có tác dụng như truyền miệng. Vì nó không có hiệu quả”, BS Khanh khẳng định.

Theo BS. Hoàng, hiện nay để tiêu diệt virus tại chỗ chỉ có thuốc sát trùng bề mặt là cồn hoặc betadine dùng súc họng, sát khuẩn chứ chưa có thuốc tiêu diệt virus.

Còn thuốc kháng virus có tác dụng giúp ngăn không cho virus nhân lên trong cơ thể chứ cũng không diệt được virus. Dù nhiều tên gọi khác nhau nhưng chỉ có 2 loại thành phần là favipiravir và molnupiravir.

Thuốc kháng virus thường dùng trong vòng 5-7 ngày sau khi có triệu chứng và cũng chỉ cần dùng trong 5-7 ngày. Những người tải lượng virus cao, có nguy cơ lây nhiễm cho người khác hoặc bản thân người đó nguy cơ cao (chưa tiêm vắc xin, hệ miễn dịch yếu...) thì nên cân nhắc dùng sớm thuốc kháng virus.

Đối với những người dễ bội nhiễm vi khuẩn (bệnh nền, đề kháng kém, hay viêm đường hô hấp do vi khuẩn...) thì phải chuẩn bị sẵn sàng kháng sinh để nếu cần thì sử dụng ngay.

“Đặc biệt, F0 thường chuyển nặng trong khoảng ngày 7-10 sau khi xuất hiện triệu chứng. Thuốc kháng đông dùng để phòng chống bão cytokin, có thể cân nhắc dùng sớm, dự phòng ở những người có nguy cơ dễ tạo cục máu đông và không có chống chỉ định", BS Hoàng lưu ý.

Tuy vậy, BS. Hoàng lưu ý, việc sử dụng thuốc cần căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân và liều dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Bác sĩ phát hoảng F0 uống 2 loại kháng sinh, kháng viêm cùng thành phần, mấy loại chống đông cùng lúc

Bác sĩ phát hoảng F0 uống 2 loại kháng sinh, kháng viêm cùng thành phần, mấy loại chống đông cùng lúc

Một số F0 có đủ thuốc nhưng lại uống thuốc kiểu truyền tai nhau, uống 2 loại kháng sinh cùng thành phần, uống luôn cả 2 loại kháng viêm, dùng cùng lúc mấy loại chống đông.

N. Huyền 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !