F0 không có triệu chứng được điều trị như thế nào?
Dù không có triệu chứng nhưng hàng ngày các bệnh nhân Covid-19 vẫn được bác sĩ theo dõi sức khoẻ, đo nhiệt độ, huyết áp và nồng độ oxy trong máu.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn: Thí điểm cách ly F0 tại nhà
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói ông ủng hộ việc cách ly thí điểm F0 tại nhà vì tình hình dịch phức tạp, số ca F0 tại TP.HCM tăng nhanh
Thăm khám ngày 2 lần
BS Lê Thành Tâm – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, được Sở Y tế giao trọng trách trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 tại TP.HCM, cho biết dù bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng vẫn cần theo dõi y tế.
BS Tâm chia sẻ bệnh viện dã chiến số 1 đang thu dung điều trị cho khoảng hơn 4000 bệnh nhân Covid-19 của TP.HCM. Trong số đó có hơn 90 % bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng. Tuy nhiên, dù không có triệu chứng bệnh nhân vẫn được theo dõi y tế rất sát sao.
Hàng ngày, các bác sĩ sẽ thăm khám 2 lần vào 7h sáng và 17h chiều. Các chỉ số nhiệt độ, huyết áp, tim mạch, chỉ số bão hoà oxy trong máu đều được cập nhật cụ thể. BS Tâm cho biết dù họ không có triệu chứng nhưng diễn tiến bệnh vẫn cần theo dõi sát vì có bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng trước đó nhưng diễn tiến xấu rất nhanh. Vì vậy, F0 họ có thể đang khoẻ, tập thể dục, đi lai, sinh hoạt bình thường nhưng không ai nói trước được điều gì.
Bệnh viện dã chiến số 1 có hơn 4000 ca, mỗi ngày một các bác sĩ ở đây thăm khám cho khoảng 50 – 80 ca mắc. Trong đợt dịch lần thứ 4 này, TP. HCM có số ca mắc quá lớn, BS Tâm tâm sự ngày BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phong toả đúng 1 tháng trước cũng là ngày anh nhận nhiệm vụ xuống BV Dã chiến số 1 để tham gia điều trị bệnh nhân.
Đưa bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM tới các cơ sở y tế |
Có nhiều ý kiến cho rằng người bệnh F0 không triệu chứng/nhẹ không cần theo dõi y tế, không cần phải đưa vào cơ sở y tế làm quá tải hệ thống y tế, BS Tâm cho rằng điều này không đúng vì họ vẫn cần được theo dõi y tế nhất là chỉ số oxy trong máu. Đối với các bệnh nhân dù khoẻ mạnh bác sĩ sẽ khám đánh giá bệnh nhân có bị suy hô hấp không, qua đó có thể làm một số xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi nhằm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy mức độ mà bác sĩ sẽ xem xét có chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn không.
Nóng chuyện test phản vệ trước tiêm vắc xin Covid-19, có tác dụng thật không?
Thông tin một bệnh viện ở Hà Nội làm dịch vụ test phản ứng, sốc phản vệ cho người dân trước khi tiêm vắc xin Covid-19 với giá 1,1 triệu đồng/lượt lan truyền mạnh. Việc test trước khi tiêm vắc xin Covid-19 có đúng chuyên môn và có tác dụng không?
Bệnh nhân nổi nóng vì không có thuốc
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân F0 không có triệu chứng không phải điều trị thuốc gì. Tuy nhiên, khi có bệnh nhân bị sốt, đau đầu, mệt mỏi… các bác sĩ vẫn kê thuốc hạ sốt, điều trị triệu chứng.
Tuy nhiên, hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 cũng có đủ cung bậc cảm xúc. Có bệnh nhân bị sốt, bác sĩ kê thuốc thì họ phản ứng mắng chửi lại bác sĩ “Vì sao lại cho ít thuốc như vậy? Sao vào đây không điều trị gì? tôi sẽ gọi điện lên đường dây nóng Bộ Y tế tố cáo các anh…”- đó là những lời bệnh nhân trách mắng bác sĩ.
BS Tâm cho biết việc điều trị đến nay vẫn theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Với hơn 90% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, công việc của các y bác sĩ của BV Dã chiến số 1 còn phải làm đó là điều trị, hỗ trợ tâm lý người bệnh. Đa số người bệnh F0, gia đình đều là F1 phải đi cách ly, bạn bè, đồng nghiệp tiếp xúc cũng phải cách ly. Nhiều người họ stress điều đó cũng ảnh hưởng tới quá trình diễn biến của bệnh. Vì vậy, BS Tâm cho rằng việc điều trị tâm lý cũng rất quan trọng.
Đến hiện tại, theo quy định bệnh nhân F0 hai lần âm tính liên tiếp mới được ra viện.
Vấn đề nhân lực y tế ở các bệnh viện cũng rất khó khăn nhưng mọi người đều chia sẻ với khó khăn dịch bệnh bởi vì cả hệ thống y tế của TP.HCM đang nỗ lực chống dịch.
Niềm vui của các bác sĩ ở đây đó chính là bệnh nhân được ra viện. BS Tâm cho biết riêng ngày 12/7, BV Dã chiến số 1 có 100 bệnh nhân Covid-19 được ra viện về gia đình cách ly tại nhà theo hướng dẫn.
Bệnh viện liên hệ với 1 hãng xe hỗ trợ đưa họ trở về nhà. Dù người thân còn đang cách ly nhưng tâm trạng được ra viện nhiều người rất vui vẻ, cảm ơn bác sĩ. Những bệnh nhân nặng chuyển lên tuyến trên theo dõi cũng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, bệnh tật cá thể mỗi người một khác không thể chủ quan.
Phương Thuý