F0 khỏi bệnh, đồ ăn, thuốc uống đang dùng dở có sử dụng tiếp được không?

Tôi được xác định là F0 5 ngày hôm nay, hiện đang dùng dở lọ kẽm 60 viên, vậy khi tôi khỏi bệnh thì số thuốc còn có thể tiếp tục sử dụng lại được nữa không?

Hỏi: Xin chào các y bác sĩ.

Tôi hiện là F0 (hôm nay là ngày thứ 5 kể từ khi có triệu chứng), đang được cách ly tại nhà. Tôi muốn hỏi các y bác sĩ về cách khử khuẩn trong thời gian dương tính để nhà không thành ổ virus và sau khi âm tính để không bị tái nhiễm.

Về quần áo: Quần áo mặc hàng ngày tôi vẫn thay, giặt bằng máy, phơi ngoài trời. Nhưng vào ngày thứ 2 có triệu chứng (lúc ấy tôi chưa biết tôi dương tính), tôi đã lôi cả tủ quần áo ra sắp xếp lại nên tôi muốn hỏi là: Nếu kể từ hôm nay, tôi không mở tủ quần áo bên trong cho đến khi tôi âm tính thì sau đó tôi phải xử lý quần áo phía trong tủ như nào?.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Về chăn ga gối đệm: Phần ga và vỏ chăn thì 2-3 ngày tôi đang thay giặt 1 lần. Tuy nhiên, đêm ngủ tôi có hắt hơi và chảy nước mũi nên chắc không tránh khỏi bắn vào trong chăn bông và đệm. Nhưng chăn bông và đệm thì phải thuê dịch vụ ngoài mới giặt được, nếu tôi có âm tính thì vẫn phải cách ly trong nhà 1 thời gian nữa thì tôi nên xử lý như nào để không bị tái nhiễm trong thời gian chờ chuyển được chăn, đệm ra ngoài giặt?.

Về thuốc: Với các thuốc đựng trong lọ lớn. Ví dụ như lọ kẽm 60 viên mà mỗi ngày tôi uống 1 viên. Giả sử tôi uống hết 14 viên thì âm tính thì phần thuốc còn lại có sử dụng được nữa không?.

Với các chai xịt mũi, xịt họng thì giờ tôi đang dương tính nhưng nếu tôi âm tính mà không biết (vì chưa đến lịch test chẳng hạn), tôi vẫn dùng thì có khả năng bị tái nhiễm không?.

Về đồ ăn không thể đun sôi, nấu chín như bánh, mật ong...; và mỹ phẩm mà phải dùng tay lấy dung dịch từ trong lọ ra để trong lọ lớn mà hiện tôi đang dùng thì sau khi âm tính tôi có phải bỏ hết đi không hay chỉ cần dùng cồn lau sạch bên ngoài và để đó 1 thời gian rồi dùng lại được?.

Về vật nuôi: Hiện tôi đang nuôi 1 con chó và 1 con mèo. Tôi biết khuyến cáo y tế là phải cách ly với vật nuôi nhưng nhà tôi ở chung cư mini chỉ có 1 phòng duy nhất, không có chỗ nào để cách ly cả. Nên tôi muốn hỏi cách vệ sinh cho vật nuôi như nào sau khi tôi âm tính thì đúng. Hôm qua tôi đã lấy cồn lau khắp người chúng nó nhưng chỉ được phần lông bên ngoài thôi. Liệu khi âm tính tôi tắm bằng xà phòng cho chúng nó thì đã đủ an toàn chưa?.

Về vệ sinh nhà cửa: Hiện tại ngày nào tôi cũng lau sàn nhà bằng nước lau sàn; lấy cồn lau laptop, tivi, mặt bàn, bếp; nhưng rất nhiều đồ đạc bên dưới tủ bếp (hôm nay cần đồ tôi phải chui vào lấy) thì có thể xịt cồn bên trong tủ rồi đóng kín lại có được không?.

Mong nhận được sự hướng dẫn của các y bác sĩ. Tôi cảm ơn rất nhiều!.

Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn. Về lí thuyết thì virus nằm trong các giọt bắn mà khi bạn ho, hắt hơi, hoặc chảy mũi, khi ra ngoài sẽ tồn tại trên các vật thể xung quanh bạn. Và thời gian tồn tại của virus đó phụ thuộc nhiều yếu tố.

Về nhà cửa: bạn nên lau dọn hàng ngày, luôn mở cửa để thoáng gió.

Nếu có điều kiện, mình có thể sử dụng thêm máy lọc không khí. Chú ý vệ sinh và sát khuẩn kĩ: tay nắm cửa, vòi nước...

Quần áo, chăn ga, đồ dùng cá nhân: bạn nên giặt kĩ bằng xà phòng- bột giặt. Hiệu quả diệt virus tốt hơn khi được giặt bằng nước nóng. Đặc biệt chú ý, là không được dùng chung với người khác. Đồ vải cần được giặt kĩ, phơi khô.

Đồ ăn, thuốc: chị có thể dùng lại được, hoặc khi lấy thì mình nhớ rửa tay kĩ trước khi lấy, tỉ lệ lây nhiễm này là không cao.

Các đồ dân dụng: điện thoại, máy tính, điều khiển.... là những vật hay dùng, khả năng chứa virus cao. Vì vậy cần được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên

Về vật nuôi: hiện tại chưa có báo cáo nào về việc tồn tại virus Corona ở động vật. Nên bạn cứ tắm rửa sạch sẽ cho chúng, không nhất thiết phải tắm cồn, rất xót .

Trên đây là quan điểm cá nhân của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm. Chúc bạn mau khoẻ!

BS. Lê Đăng Tuấn (Học viện Quân y) 

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !