F0 chưa được đưa đến cơ sở y tế tập trung cần làm gì?

Các nghiên cứu về bệnh Covid-19 cho thấy ở người nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu chuyển nặng thì thường từ ngày thứ 3 đến trước ngày thứ 8 của bệnh.

Chuyên gia chỉ cách bảo vệ 'chốt chặn cuối cùng' phòng chống Covid-19

Chuyên gia chỉ cách bảo vệ 'chốt chặn cuối cùng' phòng chống Covid-19

Pha nước muối thật mặn, dùng nước súc họng xong lại nuốt, hay xịt mũi quên chưa rửa tay… đó là những sai lầm cơ bản của người dân khi vệ sinh mũi họng - “chốt chặn cuối cùng” phòng dịch Covid- 19.

Virus "hành"

Chị Nguyễn Hồng K. (phường 8, quận 4, TP.HCM) cho biết, cả gia đình chị 6 người đang cách ly tại nhà. Trước đó có hai người test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó gia đình báo y tế phường vào lấy mẫu xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm PCR từ ngày 18/7 đến nay vẫn chưa có. Việc liên hệ với trạm y tế phường cũng chỉ nhận được thông tin chờ.

Vì thế cả gia đình chị đang cách ly tại nhà đợi kết quả xét nghiệm PCR. Hai người test nhanh cho kết quả dương tính trước đó cũng chưa có thông báo lại và cả nhà tự cách ly ở nhà.

Tuy nhiên, những ngày qua mọi người đều có triệu chứng sốt, cúm, mệt mỏi. Riêng chị K. thì bị con virus “hành” nặng hơn, tụt huyết áp, đau dạ dày.

Trước đó, chị K. nghe mọi người khuyên uống nước chanh sả để trị Covid-19 và kết quả chị K. bị huyết áp và đau bao tử, ăn không nổi cứ muốn nôn ra.

{keywords}
Ảnh xét nghiệm Covid-19 cho người dân. 

“Tôi nhìn đồ ăn là muốn nôn ra. Ráng ăn 1 - 2 muỗng mà nó mặn chát cái miệng. Đầu óc lúc nào cũng choáng váng, thở nhẹ là ho. Ho suốt đêm. Dù đã xông chanh xả, khò nước muối, tắm với cồn. Dù đã uống thuốc hạ sốt, thuốc ho và vitamin C nhưng không có dấu hiệu bớt, ngủ dậy tình trạng nặng hơn" - chị K. nói.

So với cả nhà, chị K. mệt hơn nhưng được nhà được cả nhà chăm sóc chu đáo.  

BS Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết đến nay 60 -80 % người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng.

Hơn nữa, có 95 % người bệnh không cần thở oxy. Chỉ có 5 % người bệnh cần có sự hỗ trợ của oxy. Đến nay trong tổng kết số ca mắc chỉ người có nguy cơ bệnh lý nền mới phải thở oxy trong 5% đó. 5% này thường rơi vào người trẻ tuổi nhưng béo phì, người có bệnh nền chưa chữa ổn định như đái tháo đường, xơ gan, ung thư đang hoá trị, suy thận phải lọc máu. Nhóm nguy hiểm nữa đó là bệnh nhân trên 65 tuổi.

Bệnh Covid-19 trở nặng từ ngày thứ 5 – 8. Một số người ở ngày thứ 3 đã nặng. Đa số bệnh nhân sau ngày 8 là ổn định.

Khi bạn là F0 chưa được đưa đến cơ sở y tế tập trung

BS Khanh cho rằng TP.HCM mỗi ngày có hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19 (F0) nên không thể cập nhật hết được từng người. Vì vậy, nếu ai là F0 thì nên bình tĩnh. Rất nhiều trường hợp F0 đang ở nhà thì khả năng cao cả nhà cùng bị.

Tâm lý của F0 rất lo lắng, nếu không biết mình là F0 mà có dấu hiệu như cảm cúm họ sẽ thấy bình thường, có thể qua 10 ngày virus tự hết. Nhưng khi biết mình mang virus thì lại hoang mang, sợ hãi, tưởng tượng, run cầm cập khi thấy ho, sốt.

BS Khanh cho biết có người cặp nhiệt độ chỉ 37,6 độ đã hoảng loạn lo lắng tưởng tượng mình đang bị con virus tấn công đã cầu cứu khắp nơi, thậm chí uống luôn thuốc hạ sốt để dự phòng.

Vì vậy đầu tiên bác sĩ Khanh cho rằng phải bình tĩnh nhưng không lơ là.

Đối với F0 đang ở nhà chưa được chuyển đến cơ sở y tế tập trung cần nhớ rằng 80 % không có triệu chứng. Trong 8 ngày đầu có thể nặng nhưng qua 8 ngày sẽ không sao. Theo dõi sát trong những ngày diễn tiến bệnh. 

Tâm trạng của mỗi người, sức chịu đựng của mỗi người khác nhau vì vậy trong gia đình cần có một người làm “trụ cột” khuyên các thành viên khác. Nếu mình không nằm trong yếu tố nguy cơ như béo phì, có bệnh mãn tính… thì cùng sống, cùng sinh hoạt trong nhà. Mang khẩu trang, giữ khoảng cách tương đối, cùng theo dõi sức khỏe cho các thành viên khác.

Khi ăn uống cần chú ý ăn uống tốt, vệ sinh tốt, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ. Và trải qua 8 ngày thì cả nhà sẽ hết bệnh.

Nếu quá lo lắng hãy tập thở sâu để bình tĩnh hơn và suy nghĩ tích cực. Không nên thấy có dấu hiệu gì khác lạ đã sợ hãi. Nếu tuân thủ các biện pháp cách ly để không lây trong cộng đồng, vui vẻ sinh hoạt tại nhà thì bệnh sẽ tự lui. 

 K.Chi 

 

Bác sĩ gợi ý 5 thực phẩm nên ăn nhiều trước và sau tiêm vắc xin

Bác sĩ gợi ý 5 thực phẩm nên ăn nhiều trước và sau tiêm vắc xin

Hà Nội và TP.HCM sắp bước vào đợt tiêm chủng lịch sử, việc chuẩn bị dinh dưỡng thật tốt trước khi đi tiêm chủng sẽ giúp cơ thể khỏe hơn, đỡ mệt mỏi hơn.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !