F0 chậm được hướng dẫn điều trị, cần làm gì để không lây chéo người thân?

Trong lúc chờ kết quả, hay cơ quan chuyên môn đưa ra hướng điều trị, F0 không được ra khỏi nhà, phải tách F1 ra khỏi F0, cách ly F0 ngay tại nhà.

157 ca F0 phải chuyển tầng điều trị 

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP (11/10) đến 18h00 ngày 15/12 ghi nhận 17.424 ca mắc (trung bình 272,25 ca/ngày). Riêng trong ngày 15/12, Hà Nội ghi nhận số ca mắc tăng đột biến lên 1.357 ca bệnh trong đó 611 ca ngoài cộng đồng.

Về công tác điều trị, tổng số đến nay đã điều trị cho 22.228 lượt bệnh nhân; hiện đang điều trị: 9.886 trường hợp F0. Trong đó: BV Nhiệt đới Trung ương: 82 trường hợp; BV Đại học Y Hà Nội: 175 trường hợp.

Tại các Bệnh viện của Hà Nội đang điều trị: 2.018 người, các cơ sở thu dung điều trị thành phố: 3.235 người; tại các trạm Y tế lưu động: 3.312 người. Ngoài ra, có 1.064 trường hợp F0 ở Hà Nội được theo dõi cách ly tại nhà.

Ngoài ra, theo báo cáo, hiện tổng số bệnh nhân phải chuyển viện là 1.268 trường hợp và 157 trường hợp phải chuyển tầng điều trị.

Với số ca mắc tăng đột biến, dường như các khu thu dung tập trung, các trạm y tế lưu động của bệnh viện đã trở nên quá tải. Điều này khiến cho nhiều F0 ở Hà Nội rơi vào tình cảnh khắc khoải chờ đi cách ly, điều trị.

{keywords}
Trên MXH liên tiếp xuất hiện những phản ánh, lời kêu cứu của những gia đình có F0 không được chăm sóc y tế kịp thời 

Đó là trường hợp gia đình 4 người F0 ở Hoàng Mai ở chung cư bị “bỏ quên” 5 ngày. Đó là trường hợp 3 F0 sống cùng gia đình trong đó có một bé 9 tuổi bị bại não ở phường Trung Phụng (Đống Đa) cũng bị “bỏ quên” 3 ngày.

Trên các diễn đàn MXH không khó để tìm thấy những bình luận phản ánh về tình trạng nghi ngờ mắc Covid- 19 “khắc khoải” chờ kết quả khẳng định, nhiều F0 loay hoay cả tuần không biết mình có thuộc diện phải đi cách ly tập trung hay được ở nhà... Nhân viên y tế quá tải, nên những trường hợp này không nhận được trợ giúp (túi thuốc hay hướng điều trị). 

Điều này khiến nhiều người dân không khỏi lo lắng. Họ sợ trong  4- 5 ngày chờ đợi để được đưa đi hay quyết định ở nhà sẽ làm lây nhiễm cho những người xung quanh.

Cần làm gì khi chờ đợi kết quả, hướng điều trị? 

Chia sẻ với phóng viên về lo lắng này, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh  Trương Hữu Khanh cho rằng, thời gian đó mỗi cá nhân F0, gia đình có F0 cần chủ động “tự lo” bằng cách tự tìm hiểu.

Cụ thể, thời gian đó nếu chưa được đưa đi cơ sở thu dung điều trị hoặc chưa được phát túi thuốc nếu có sốt thì uống hạ sốt thông thường.

BS Trương Hữu Khanh cho rằng, các cơ quan chuyên môn cần có chiến lược hướng dẫn người bệnh điều trị tại nhà trong thời gian chờ kết quả (khẳng định của cơ quan y tế hoặc có kết quả xác định dương tính rồi nhưng chờ địa phương đưa ra hướng điều trị tại nhà hay đi cơ sở thu dung).

Với kinh nghiệm từ TP Hồ Chí Minh, BS Trương Hữu Khanh nói với Infonet rằng, trong giai đoạn này người F0 không được ra khỏi nhà. Trong nhà vẫn còn người là F1 phải tách ra, thực hiện cách ly tại nhà trong thời gian chờ kết quả.

Tất cả các thành viên trong nhà đều tự theo dõi sức khoẻ bản thân, đặc biệt đối với các F0 ngày cặp nhiệt độ 2 lần. Nếu sốt thì uống thuốc hạ sốt, tập thở, tăng cường dinh dưỡng, uống nước đủ và ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tăng cường luyện tập thể thao, tinh thần ổn định tránh hoang mang lo lắng thái quá.

{keywords}
3 F0 một gia đình ở Trung Phungj (Đống Đa) sau khi cầu cứu đã được đưa đi đến cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 

“Có triệu chứng gì thì uống thuốc điều trị triệu chứng đó. Nếu có điều kiện thì theo dõi nồng độ oxy trong máu. Còn lại không cần làm gì thêm.

Bởi vì trong 4 ngày đầu người mắc Covid-19 chưa chuyển nặng được, không nên quá lo lắng, thậm chí những người đã chích ngừa rồi thì bệnh cũng ổn định, nhẹ.

Tuy nhiên cũng không được chủ quan mà vẫn cần theo dõi sức khoẻ của mình. Thông thường bệnh chuyển nặng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8,10. Còn 4 ngày đầu có khả năng lây cho người khác nên cần phải  tuyệt đối thực hiện 5K ngay sau khi có kết quả xét nghiệm đồng thời theo dõi sức khoẻ của mình”, BS Trương Hữu Khanh thông tin.

Đồng tình với quan điểm này, BS Trần Quang Phú, Học viện Quân ly từng tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh hồi tháng 8 với kinh nghiệm điều trị Covid-19 tại nhà cho biết, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong những ngày gần đây ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Theo bác sĩ, nếu có những sự chuẩn bị kỹ càng và thêm những hiểu biết về virut SARS-COV-2, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đáng lưu ý, trên thị trường đang trôi nổi rất nhiều các thuốc xách tay. Mọi người tuyệt đối không mua, không uống. Theo đó, có triệu chứng việc đầu tiên là phải khẩn trương báo cáo với y tế phường, sau đó tìm kiếm đến các hội nhóm uy tín để nhận được hỗ trợ kịp thời. 

N. Huyền

Hà Nội có thêm 3 F0 trong một nhà bị 'bỏ quên', Giám đốc TTYT quận nói gì?

Hà Nội có thêm 3 F0 trong một nhà bị 'bỏ quên', Giám đốc TTYT quận nói gì?

Không chỉ ở Hoàng Mai, ngay giữa Quận Đống Đa cũng có gia đình 3 F0 bị “bỏ quên” từ 12/12 đến nay chưa có hướng giải quyết.

 

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Đang cập nhật dữ liệu !