EU sẽ phạt Gazprom do khủng hoảng năng lượng?
Chuyên gia Wojciech Jakubik cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Maryja của Ba Lan, Liên minh châu Âu (EU) có thể phạt tập đoàn Gazprom của Nga do khủng hoảng năng lượng.
Ông Jakubik nhận định: “Giá năng lượng được thiết lập theo một cách giả tạo”.
Chuyên gia người Ba Lan nhớ lại rằng, trước đó Ủy ban châu Âu đã phạt Google và Facebook, trong khi Gazprom thì chỉ lên án. Ông Jakubik nói thêm, cuộc điều tra chống độc quyền cuối cùng chống lại công ty Nga bắt đầu vào năm 2012, kéo dài 6 năm và kết thúc bằng một giải pháp hòa giải rất khoan dung.
Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn chưa từng thấy kể từ những năm 1970 khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và học cách sống chung với Covid-19. (Ảnh: AP) |
Ông Jakubik tin rằng, Ủy ban châu Âu lần này có thể phạt Gazprom và đề xuất một số giải pháp để bảo vệ EU.
Trong những tuần gần đây, giá năng lượng thế giới đã tăng kỷ lục. Các chuyên gia cho biết, điều này là do mức độ lấp đầy của các cơ sở lưu trữ ở châu Âu thấp, cũng như nhu cầu cao đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á.
Tuy nhiên, theo Financial Times, người dân châu Âu chỉ có thể tự trách mình vì tình trạng thiếu khí đốt.
“Trong thập kỷ qua, Liên minh châu Âu đã gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, bất chấp mọi cảnh báo từ Mỹ”, Financial Times viết.
Đồng thời, Financial Times chỉ ra rằng Mỹ không thể bù đắp cho châu Âu về việc thiếu nhiên liệu bằng LNG. EU nhận 41% lượng khí đốt tiêu thụ từ Nga, trong khi Anh nhận được ít hơn đáng kể. Nhưng London bị ảnh hưởng bởi bất kỳ biến động giá nào trên thị trường thế giới.
“Cả Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã bỏ qua vai trò của khí đốt tự nhiên như một loại nhiên liệu chuyển tiếp trong quá trình loại bỏ cacbon của nền kinh tế”, Financial Times nhận định.
Theo Financial Times, trong hơn 10 năm, khối lượng các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Anh đã giảm 3 lần và nhiên liệu có sẵn trong đó sẽ chỉ tồn tại trong 4 ngày khi tải tối đa vào mùa đông.
Vương quốc Anh nhận được khoảng một nửa lượng khí đốt từ các mỏ khai thác ngoài khơi của mình và mua LNG của Mỹ để bảo vệ chống lại giá tăng mạnh. Vì vậy, năm ngoái, Mỹ chiếm 12% tổng lượng nhiên liệu cung cấp cho vương quốc này.
“Các thiết bị đầu cuối LNG của Mỹ đã hoạt động với 95% công suất trong năm nay do nhu cầu tăng vọt ở châu Á”, Financial Times cho biết.
Cũng theo Financial Times, Nga đang ở mức sản xuất nhiên liệu tối đa với 1,4 tỉ mét khối khí đốt mỗi ngày. Việc giá xăng tăng vọt đã trở thành một hình phạt xứng đáng đối với các chính trị gia của Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh vì sự thiển cận của họ.
“Người châu Âu có thể sửa chữa sai lầm bằng cách phát triển các kế hoạch hiệu quả cho quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch. Đồng thời, khí đốt sẽ phải thực hiện chức năng chuyển tiếp và dự trữ nhiên liệu”, Financial Times kết luận.
Anh đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng khác
Reuters đưa tin, một nhóm vận động vì lợi ích ngành thép của Anh cảnh báo rằng, nước này đang trên bờ vực của một khủng hoảng do giá khí bán buôn tăng mạnh.
Thanh Bình (lược dịch)