Đừng vứt vỏ chanh đi, 5 tác dụng của nó khiến bạn bất ngờ

Nhiều người thường bỏ phần vỏ chanh đi mà không biết rằng vỏ chanh cũng đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Tăng sức đề kháng với vỏ chanh

Chị Hoàng Thị Thu Hiền (Long Biên, Hà Nội) cho biết từ nhiều năm nay chị giảm cân và tăng sức đề kháng với một thức uống từ nguyên liệu bỏ đi - vỏ chanh. Gia đình chị Hiền có một quán ăn, khi khách sử dụng chanh xong, chị Hiền gom vỏ chanh lại rồi cho vào nồi chiên không dầu sấy khô.

Chị sấy vỏ chanh để thi thoảng lôi ra ăn và làm trà từ vỏ chanh. Mỗi ngày, chị lấy nắm vỏ chanh đã sấy nấu với 2 cây sả, 1 mẩu gừng, chút đường phèn uống để thải độc, giảm cân và tăng sức đề kháng. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua thì cách làm trà này của chị hỗ trợ cả gia đình rất nhiều.

Từ ngày uống trà này, cả gia đình chị Hiền cũng ít hắt hơi, sổ mũi hơn. Cách làm trà gừng vỏ chanh cũng đơn giản (vỏ chanh sấy khô, 2 cây sả đập dập, củ gừng bằng ngón tay cho vào 1 lít nước đun sôi rồi cho thêm đường phèn ủ nóng). Mỗi sáng chị uống 1 ly khoảng 400ml, con gái và chồng chị cũng uống.

Theo bác sĩ Hà Hải Nam – Phó khoa Ngoại 1, Bệnh viện K Trung ương, vỏ chanh có nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Ta thường hiểu, phần có lợi ích nhất của quả chanh là phần lõi, còn phần vỏ lại không có chút giá trị nào, nhưng thực chất vỏ chanh lại là sản phẩm “tưởng không quý mà quý ông tưởng”.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Tác dụng bất ngờ của vỏ chanh

Thứ nhất, vỏ chanh chống ung thư

BS Nam cho biết sự thực trong vỏ chanh có tới 22 hợp chất có tác dụng chống ung thư. Đặc biệt là chất salvestron Q40 và limonene, đây là 2 hợp chất đóng vai trò kháng ung thư cực hiệu quả có nguồn gốc tự nhiên.

Salvestron chuyển hóa chất CypB1 (enzym đặc trưng có trong tế bào ung thư), thúc đẩy quá trình apoptosis (chết theo chương trình) của tế bào ung thư. Do đó, Salvestrol đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi các tế bào ung thư.

Limonene có đặc tính chống oxy hóa mạnh, chống viêm và chống ung thư. Limonene có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy của da, ổn định bệnh ở người bệnh ung thư đại trực tràng và cũng có tác dụng kháng ung thư ở bệnh nhân ung thư vú.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Limonene có hiệu quả gấp hàng nghìn lần so với thuốc hóa chất Adriamycin đang được sử dụng trong điều trị ung thư. Nó lại chỉ tấn công tế bào ung thư chứ không ảnh hưởng lên tế bào lành, nên rất ít tác dụng phụ .

Thứ hai, sát khuẩn

BS Nam cho rằng do chanh có tính kháng khuẩn cao, kể cả là phần vỏ. Hoặc sử dụng phần vỏ chanh để đuổi côn trùng (ruồi, muỗi). Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, lớp vỏ chanh đã gây hại và làm giảm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất vỏ chanh đã chống lại một loại nấm kháng thuốc gây nhiễm trùng da.

Thứ ba, có tác dụng giảm mỡ máu

Theo Đông y, tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả rõ nhất của vỏ chanh là giảm Cholesterone máu. Nếu uống nước vỏ chanh đun sôi có thể ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp.

Thứ tư, giảm đau xương khớp

Vỏ chanh kết hợp với dầu oliu có thể giúp làm giảm các cơn đau tại khớp (cổ tay, cổ chân, đầu gối, khuỷu…)

Thứ năm, vỏ chanh giúp tóc chắc khỏe

Vì trong vỏ chanh chứa tinh dầu, giúp mọc tóc nhanh và trị gàu hiệu quả.

Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y huyện Văn Giang, Hưng Yên, cho biết trong Đông y, vỏ chanh sấy khô được gọi là trần bì, vị thuốc này kết hợp dùng để hỗ trợ điều trị ho, trừ đờm, bổ khí huyết, giảm tê tay chân… Còn vỏ chanh tươi gọi là thanh bì giúp chống trào ngược thực quản chữa ho, tiêu đờm…

Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ chanh chữa mất ngủ, bằng cách để chút vỏ chanh trong phòng vì trong chanh có tinh dầu tạo mùi thơm dễ chịu, giúp ngủ sâu giấc hơn, nhất là thời điểm mùa hè.

Khánh Chi 

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !