Dừng dự án, từ chuyện cấp dưới “cãi” ông Trần Thọ, ông Nguyễn Bá Thanh

Chuyện một cán bộ cấp phòng của Sở Xây dựng Đà Nẵng “cãi” lại lãnh đạo Sở và TP về dự án “Tháp Hải Đăng” trên sông Hàn gợi nhớ chuyện từng có cán bộ “cãi” lại ông Nguyễn Bá Thanh cũng về quy hoạch!

Lãnh đạo ủng hộ nhà đầu tư

Thay vì thông qua dự án “Tháp Hải Đăng” trên sông Hàn theo sự “thống nhất cao” của lãnh đạo các Sở Xây dựng, GTVT, TN-MT… thì ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng lại nghe theo ý kiến trái chiều duy nhất tại cuộc họp đó của KTS Bùi Huy Trí (Trưởng phòng Quản lý quy hoạch, Sở Xây dựng Đà Nẵng), chỉ đồng ý về nguyên tắc đối với dự án và chỉ đạo lấy thêm ý kiến phản biện của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên quan. 

Kết quả là ngày 7/1, ông đã chính thức quyết định dừng dự án, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Dừng dự án, từ chuyện cấp dưới “cãi” ông Trần Thọ, ông Nguyễn Bá Thanh - ảnh 1

Cán bộ cấp dưới tranh luận với ông Nguyễn Bá Thanh tại các cuộc họp Hội đồng kiến trúc, quy hoạch TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Câu chuyện này gợi nhắc lại một chuyện tương tự xảy ra cách đây gần 4 năm, vào ngày 18/2/2011, cũng tại một cuộc họp Hội đồng kiến trúc, quy hoạch TP Đà Nẵng, lúc đó do ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP chủ trì. 

Người "cãi" lại ông Nguyễn Bá Thanh giữa cuộc họp là ông Nguyễn Văn Chương, lúc đó là Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng!

Khi cuộc họp đưa đồ án quy hoạch sử dụng đất khu vực ven sông Cẩm Lệ ra xem xét, ông Nguyễn Văn Chương cho rằng, toàn bộ lưu vực từ cầu Cẩm Lệ đến cầu Đỏ, ngoài khu đảo nổi Khuê Trung và khu đô thị sinh thái ven sông Hoà Xuân đang san lấp mặt bằng còn có hai bãi ngập tự nhiên nối tiếp theo ở hai bờ Bắc - Nam chung quanh cầu Cẩm Lệ. Trước đây, nhiều công ty đã đề nghị khai thác quỹ đất bãi ngập ở bờ Nam nhưng UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch và Sở Thuỷ sản – Nông lâm nghiên cứu vì có ảnh hưởng đến vấn đề chống ngập cho toàn khu vực.

Từ báo cáo của các cơ quan trên, ngày 12/4/2010, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định phê duyệt toàn bộ 29ha bãi ngập ở bờ Nam là khu dự trữ chống ngập cho ven sông Cẩm Lệ. Với bãi ngập ở bờ Bắc, trước đây UBND TP Đà Nẵng cũng đã quyết định giữ lại toàn bộ và nạo vét kênh từ khu dân cư Phong Bắc ra sông Cẩm Lệ để đảm bảo thoát nước mùa mưa. Tuy nhiên gần đây lại có đề xuất khai thác hai bãi ngập này để xây biệt thự. Lãnh đạo Đà Nẵng có vẻ thuận theo ý đó nên đưa vấn đề ra cuộc họp ngày 18/2/2011 xem xét.

Khi đó ông Nguyễn Văn Chương nói: “Khu đô thị sinh thái ven sông Hoà Xuân 410ha đang san lấp, khu đảo nổi Khuê Trung phía đối diện cũng sắp lên. Nếu bãi ngập ở bờ Nam tiếp tục xây biệt thự, nhà ở thì không gian sẽ rất chật chội vì lòng sông có nơi chỉ 180m và ảnh hưởng việc chống ngập cho khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ. Khu vực bãi ngập ở bờ Bắc rất thấp, cost nền chỉ khoảng 0.3, thậm chí có nơi âm 1,5m. Vì vậy chúng tôi đề nghị giữ nguyên hai bãi ngập tự nhiên này!”.

Cán bộ cấp dưới quyết “cãi”

Đồng ý với quan điểm nếu khai thác cả hai bãi ngập thì dòng sông qua khu vực này sẽ bị thu hẹp, nhưng ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng nếu chỉ khai thác một bên thì không có vấn đề gì. Vì vậy ông chỉ đạo nghiên cứu khai thác bãi ngập ở bờ Bắc để mở rộng đô thị cho liên hoàn.

Ông Nguyễn Văn Chương kiên trì phán bác: “Chỗ đó hẹp quá, không đảm bảo thoát lũ, chống ngập!”. 

Dù ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục bảo lưu ý kiến, cho rằng việc chống ngập đã có khu dự trữ ở bờ Nam, còn bãi ngập ở bờ Bắc thì “nếu cần thiết thì nạo vét thoát lũ nhưng vẫn còn mênh mang, có thể khai thác xây khu đô thị sinh thái”.

Song ông Nguyễn Văn Chương vẫn giữ quan điểm ngược lại lãnh đạo TP: “Khu đảo nổi Khuê Trung đã chia lô 64 biệt thự, bãi ngập tiếp theo đó chỉ khoảng 7 – 8ha, nếu khai thác chỉ được chừng 15 lô biệt thự, không đem lại bao nhiêu cho ngân sách nhưng lại phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm giảm khả năng chống ngập!”.

Dường như lây sự “dũng cảm” của ông Nguyễn Văn Chương nên ông Võ Văn Thương (lúc đó là Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, hiện là Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng) cũng bày tỏ đắn đo về khả năng chống ngập và đề xuất: “Tại bãi ngập ở bờ Bắc có thể khai thác để trồng cây xanh, tổ chức các khu vui chơi, dịch vụ… vào mùa khô chứ không nên khai thác nhà ở vì chắc chắn sẽ bị ngập vào mùa lũ”.

Tuy nhiên ông Nguyễn Bá Thanh chất vấn: “Khai thác dịch vụ gì đây?”, rồi ông nhận định: “Chỗ này trồng cây xanh và xây dựng các biệt thự vẫn đẹp!”. Ông Nguyễn Văn Chương lại tiếp tục đứng dây, nhắc lại những khuyến cáo của các nhà tư vấn nước ngoài đối với quy hoạch đô thị Đà Nẵng là nên giữ lại các khu dự trữ tự nhiên.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Tuấn (lúc đó là Giám đốc Sở Xây dựng, hiện là Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) cũng cho rằng, ở bãi ngập này nên trồng cây xanh để làm tăng thêm vẻ đẹp nguyên sơ và đảm bảo thông thoáng nhưng không nên khai thác thêm đô thị sẽ tạo áp lực lên cảnh quan tự nhiên ở đây, gây ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn, lũ lụt lưu vực sông này...

Sau một hồi cân nhắc, tại cuộc họp Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP Đà Nẵng ngày 18/2/2011, ông Nguyễn Bá Thanh đi đến kết luận tạm dừng chủ trương khai thác quỹ đất ở khu vực nêu trên để nghiên cứu tiếp. Và qua đi kiểm tra thực địa, ông đã chính thức hủy bỏ ý định phát triển đô thị trên các bãi ngập tự nhiên ven sông Cẩm Lệ.

“Đến khi anh Trần Thọ lên thay anh Nguyễn Bá Thanh, cũng có một số nhà đầu tư đề xuất khai thác quỹ đất ở khu vực này nhưng chúng tôi thuật lại câu chuyện kể trên và tư vấn thêm cho lãnh đạo TP. Qua xem xét, lãnh đạo TP đã quyết định gỡ bỏ khu vực này ra khỏi quy hoạch phát triển đô thị nhằm bảo vệ khu dự trữ chống ngập cho ven sông Cẩm Lệ!” – ông Thái Ngọc Trung, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cho hay. 

Trao đổi với PV trong giờ giải lao giữa cuộc họp ngày 18/2/2011, ông Huỳnh Việt Thành (lúc đó là Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng) nhận định: “Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng không chỉ tiếp nhận chỉ đạo của lãnh đạo TP theo kiểu một chiều mà còn có sự tranh luận, phản biện rất cần thiết. Đó là nhiệm vụ của các cơ quan có chức năng tham mưu, nhưng muốn làm được thì ngoài việc phải có cơ sở khoa học đủ sức thuyết phục còn cần có cả dũng khí để phân tích, khuyến cáo thấu tình đạt lý đối với lãnh đạo TP. Ngược lại, lãnh đạo TP cũng đã rất cầu thị lắng nghe, ghi nhận ý kiến trái chiều của các cơ quan tham mưu để có thể đi đến quyết định chính xác!”.

HẢI CHÂU

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.