Đức ‘làm khó’ Mỹ khi nêu điều kiện bàn giao xe tăng cho Ukraine

Nguồn tin chính phủ ở Berlin cho hay, Đức sẽ chuyển giao các xe tăng do nước này sản xuất cho Ukraine, chừng nào Mỹ làm điều này trước.


Trong thời gian qua, Ukraine đã nhiều lần lên tiếng xin hỗ trợ thêm các loại vũ khí hiện đại của phương Tây mà đặc biệt là xe tăng chiến đấu hạng nặng. Song, Berlin có quyền từ chối chấp thuận để các đồng minh trong khối NATO xuất khẩu xe tăng Leopard do Đức sản xuất, dù giới chuyên gia quân sự nhận định đây là loại xe tăng phù hợp nhất chiến đấu ở Ukraine. 

Reuters đưa tin, theo nguồn tin giấu tên từ chính phủ Đức, trong các cuộc họp kín gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhiều lần đã nhấn mạnh rằng, điều kiện để nước này đưa xe tăng Leopard tới Ukraine là Mỹ cũng làm tương tự. 

 Xe tăng M1A1 của Lục quân Mỹ tham gia cuộc tập trận của NATO. Ảnh: Reuters


Khi được hỏi về quan điểm của Đức, bà Karine Jean-Pierre, phát ngôn viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho hay, “Tổng thống tin rằng mỗi quốc gia nên đưa ra quyết định của riêng mình về các bước hỗ trợ an ninh, và loại thiết bị có thể cung cấp cho Ukraine”. 

Các nước thành viên NATO lâu nay vẫn luôn tìm cách né tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga, và từ chối gửi những loại vũ khí hiện đại nhất cho Ukraine. 

Theo một quan chức Mỹ, chính quyền của Tổng thống Biden sẽ phê chuẩn gói hỗ trợ mới cho Ukraine trị giá hơn 2 tỷ USD bao gồm xe bọc thép Stryker, nhưng không có xe tăng M1 Abrams. 

Khả năng gói hỗ trợ này sẽ được công bố vào ngày 20/1, thời điểm diễn ra cuộc họp của giới chức quốc phòng cấp cao từ hàng chục quốc gia tại Căn cứ Không quân Ramstein của Mỹ tại Đức. 

Ông Colin Kahl, cố vấn chính sách hàng đầu của Lầu Năm Góc, vừa trở về sau chuyến đi tới Ukraine cũng cho biết Lầu Năm Góc hiện chưa chuẩn bị đáp ứng yêu cầu nhận các xe tăng M1 Abrams mà Kiev đề cập tới. 

“Xe tăng Abrams là thiết bị vô cùng phức tạp. Nó đắt đỏ. Đào tạo sử dụng cũng khó”, ông Kahl nói. 

Còn vào ngày 19/1, tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius sẽ có cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Giới chức Mỹ cho hay, ông Austin sẽ gia tăng sức ép với ông Pistorius về việc cho phép chuyển giao các xe tăng Leopard do Đức sản xuất cho Ukraine, trong bối cảnh một số quốc gia thuộc khối NATO sở hữu loại xe này, và mong muốn nhanh chóng chuyển xe tăng Leopard cho Ukraine. 

Xe tăng Leopard 2 của Đức được mệnh danh là một trong những xe tăng tốt nhất của phương Tây. Với trọng lượng hơn 60 tấn, Leopard 2 có thể tấn công mục tiêu nằm cách xa 5km. 

Trong khi đó, Ukraine hiện vẫn chủ yếu sử dụng các biến thể tăng T-72 từ thời Liên Xô cũ. Ukraine nhấn mạnh rằng, việc sở hữu các loại xe tăng mới sẽ giúp quân đội nước này chống lại binh sĩ Nga một cách hiệu quả trong những cuộc giao tranh mang tính quyết định. 

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.