Đưa hàng Việt về nông thôn: Doanh nghiệp "cháy hàng"
Anh ứng trước bảy triệu đồng; Cùng đi biển với anh có thằng con trai lớn… số tiền ứng trước nhân đôi. Hơn 2/3 tiền ứng để lại cho gia đình, chỉ trích một ít tiền mua hàng thiết yếu ngoài chợ, ra biển.
Mua hàng ở phiên chợ thị trấn Trần Văn Thời, cách sông Đốc 16 cây số. Ảnh: H.L
“Mì gói, nước tương, sa-tế, thuốc hút và lĩnh kĩnh hàng họ được đựng trong mấy cái túi xách, là mua cho bạn đi tàu. Còn thuốc đau bụng, nhức đầu thì mạnh ai nấy lo”, ngư phủ 45 tuổi này nói.
Anh Lê Huy Kiệt, giám đốc công ty TNHH MTV Quốc Đạt, làm dịch vụ hậu cầu cho tàu đánh bắt xa bờ tại cảng sông Đốc, nói: “Ngư phủ chỉ việc gởi toa, tui gởi cho út Chà Là, nhà cung cấp hàng tại thị trấn sông Đốc. Trước đây lấy hàng gì cũng được, nhưng vài năm gần đây, ngư phủ nhứt định “không mua hàng Trung Quốc”.
Một bữa trưa của ngư phủ trên đất liền.
Tình hình ở biển đông căng thẳng, nhiều ngư phủ bắt đầu di tản qua biển tây. Hai tháng nay, bầu không khí căng thẳng hơn khi có nhiều tàu bị hải quân Mã Lai, Thái Lan bắt vì họ cho rằng ngư dân xâm phạm lãnh hải. Anh Hai Sơn, chủ tàu cá vừa nộp tiền chuộc tàu, nói “Năm nay đánh bắt khó khăn lắm, thất bát hoài nên ngư phủ buộc phải đi vào vùng chồng lấn, trôi giạt và bị nói là vi phạm, mỗi lần như vậy là máy bay, tàu sắt xuất hiện. Ở Indonesia, có trường hợp ba tàu bị coi là xâm phạm thì họ dồn ngư phủ qua một tàu đuổi về, đốt hai tàu còn lại ngay trên biển trước mắt ngư phủ”.
Tàu lưới cùa ông Tư Biểu bị bắt, phải chuộc 800 triệu đồng, tàu câu mực của Mười Hùng (Văn Thanh Hùng) bị bắt , nộp tiền chuộc 315 triệu đồng, Tàu Cẩm Tú cũng bị bắt nhưng không biết chuộc bao nhiêu. Nhiều chủ tàu vừa nộp tiền chuộc vừa bị Biên Phòng phạt vì vượt ra khỏi 200 hải lý nên các vụ chuộc tàu đều chịu trận, "phải giữ kín".
“Vi phạm bên biển Tây có thể chuộc tàu, nhưng ở biển Đông sẽ bị cướp sạch. Phải chi biển Đông yên ổn thì đâu cần qua biển Tây làm gì?”, anh Kiệt, người đầu tư trên 8 tỉ đồng đóng hai tàu hậu cần, nói: “Chúng tôi khuyên nhau đừng vượt ra ngoài 200 hải lý, nếu đi xa như vậy tàu hậu cần không tới được”.
Năm nay, nghề “bà – Cậu” không được may mắn, nhiều ngư phủ ủ ê vì thua lỗ. Cuộc đi biển của họ là hên xui, may rủi. Thông thường ngư phủ ở trên biển 20 ngày trong tháng. Nhiều mùa đánh bắt thuận lợi họ ở hơn hai tháng rưởi, tàu hậu cần của anh Kiệt chở thực phẩm ra, chở cá về. Dù căng thẳng thế nào thì ngư phủ vẩn phải ăn, uống. Những lần bị bắt, bị đánh… họ cần được ăn uống để trị thương nhưng với sức chịu đựng của ngư phủ, cuộc sống qua ngày vẫn với mì gói, nước tương… cá biển.
Anh Lê Huy Kiệt biết phiên chợ hàng Việt ở thị trấn Trần Văn Thời, anh muốn hợp tác với các doanh nghiệp mở một điểm bán hàng Việt cho ngư phủ ngay tại cảng. Còn phó giám đốc Cảng sông Đốc Đỗ Hữu Chí, suy nghĩ về ý tưởng tổ chức một buổi tư vấn bảo vệ sức khỏe, trị thương khi gặp sự cố trên biển cho ngư phủ, nói "tại cảng có chỗ để làm một cuộc như vậy”.
Lần thứ hai chương trình Hàng Việt về nông thôn trở lại thị trấn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), kết thúc phiên chợ: chiều 30.7, dân sông Đốc nói rằng phiên chợ mà về đây vào ngày rằm, 3.000-4.000 chiếc tàu đánh cá về bến, chắc chắn chỉ vài giờ ủng hộ là các doanh nghiệp hàng Việt “cháy hàng”.