Du lịch khám phá Hoàng Su Phì bằng hình thức trực tuyến

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tỉnh ủy Hà Giang đã chủ trương tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì lần thứ VI bằng hình thức trực tuyến.

Dự kiến tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" lần thứ VI năm 2021 theo hình thức trực tuyến trên nền tảng số của FPT nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Hà Giang, đồng thời xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc thù của tỉnh.

Lễ hội sẽ được tổ chức với chuỗi hoạt động chính như đăng tải hình ảnh, video về phong cảnh, bản sắc văn hóa lễ hội; triển lãm nông sản trên nền tảng Nông nghiệp ảo của VnExpress; phân phối các sản phẩm đạt chuẩn Ocop trên nền tảng Shop VnExpress…

Việc tổ chức chương trình theo hình thức trực tuyến là phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay và xu hướng chung của xã hội hiện đại, qua đó quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, di sản, con người của Hà Giang cũng như gắn với việc giới thiệu và bán các các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh qua các sàn giao dịch điện tử, giúp người dân Hà Giang tiêu thụ tốt các sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tạo tiền đề cho việc số hóa thương mại trong thời gian tới.

Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được tổ chức lần đầu tiên năm 2015. Chương trình du lịch "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" lần thứ VI dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 4/9-30/9/2021 với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phong phú.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều dân tộc sinh sống như: Dao, Mông, La Chí, Tày, Nùng... với những bản sắc văn hóa độc đáo. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích danh thắng quốc gia vào ngày 16/9/2012, trải dài trên 6 xã: Bản Luốc, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ và Thông Nguyên. Ruộng bậc thang tại những khu vực này có quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ. Trong đó, bản Luốc, bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất cả nước. Nơi đây, đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm khai phá và gieo cấy lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang. 

Hằng năm, từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, mảnh đất Hoàng Su Phì trở nên đẹp hơn khi lúa trên những thửa ruộng bậc thang trải dài tít tắp, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi chuyển sang màu vàng óng ả. Đứng trên cao nhìn xuống, nơi đây tựa như một tấm thảm dát vàng, phảng phất hương thơm của lúa mới. Mùa lúa chín cũng là mùa được mong chờ nhất trong năm ở Hoàng Su Phì. 

{keywords}
Ảnh minh họa.

Có thể xem những thửa ruộng ở đây là một tuyệt tác kỳ vĩ qua bàn tay sáng tạo của con người và được mẹ thiên nhiên bồi dưỡng. Từng mảng màu khi thì xanh mướt mát, khi lại vàng ươm như mật, trải dài từ dưới chân lên đến đỉnh núi tạo thành bức tranh tuyệt mỹ trong không gian bao la, rộng lớn của đại ngàn. Mặc dù đời sống người dân tộc thiểu số nơi đây không được phát triển nhưng sự mộc mạc của những con người nơi đây lại khiến cho du khách cảm thấy nhẹ nhàng và rất thư giãn. Một buổi chiều yên bình, ta có thể đi dạo men theo những con đường dọc bờ suối, lắng nghe thanh âm du dương của tiếng nước chảy, tiếng chim hót lảnh lót và tận hưởng sự lãng mạn của núi rừng. 

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì cao và dốc hơn nên cảnh sắc khi vào mùa nước đổ lại càng thêm phần hùng vĩ. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, bước vào mùa lúa mới; người dân sẽ tranh thủ đưa nước vào ruộng để canh tác. Từng con nước cuồn cuộn tràn về khắp lối, bao phủ trên khắp thung lũng, biến Hoàng Su Phì thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời và những tia nắng lóng lánh. 

Theo những người cao tuổi dân tộc La Chí ở đây cho biết: “Để tạo ra những thửa ruộng bậc thang với hàng trăm tầng bậc, uốn lượn theo các sườn núi phải mất hàng trăm năm, với nhiều thế hệ đời này nối tiếp đời kia mới tạo nên để trồng lúa nước sinh sống”. 

Cũng từ phương thức canh tác độc đáo này đã sản sinh ra nhiều tín ngưỡng văn hóa nông nghiệp của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, như: Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí; Lễ hội Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao; Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ cúng cơm mới của dân tộc Nùng; Lễ xin giống, đóng cửa kho của dân tộc La Chí… Các tín ngưỡng nông nghiệp này đã tạo nên kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc, thu hút du khách đến với Hoàng Su Phì.

Ngọc Yến

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !