Du lịch Hà Nội phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Bước sang năm 2023, ngành du lịch Thủ đô đặt chỉ tiêu, phấn đấu đón được 22 triệu lượt khách du lịch, tăng 17,6% so với năm 2022…

Với chính sách mở cửa, từ ngày 15/3/2022, du lịch Hà Nội bắt đầu đón khách du lịch quốc tế; khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. Du lịch Hà Nội đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Khách du lịch Hà Nội ngắm Thủ đô bằng xe bus 2 tầng (ảnh: Hải Yến)

Theo Sở Du lịch Hà Nội, với chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch, bao gồm du lịch quốc tế và nội địa, khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. Ước cả năm 2022, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 1,87 lần so với kế hoạch và 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019. 

Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt khách, tăng gấp 2,15 lần so với kế hoạch, bằng 78,5% lượng khách du lịch nội địa năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,68 lần so với kế hoạch và 5,3 lần so với năm 2021 và bằng 57,8% tổng thu từ khách du lịch năm 2019. 

Điểm nhấn đáng chú ý của du lịch Thủ đô, đó là trong năm 2022 đã được nhiều tổ chức, báo chí du lịch quốc tế đánh giá cao, đứng trong nhóm những thành phố điểm đến hấp dẫn. 

Điển hình, Hà Nội đã vinh dự được Tổ chức Du lịch thế giới (World Travel Awards - WTA) bình chọn là “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới năm 2022” (Worlds Leading City Break Destination 2022).

Hãng hàng không Iceland (Icelandair) xếp Hà Nội đứng thứ 9 trong danh sách bảng xếp hạng 10 thành phố hàng đầu thế giới để khám phá văn hóa, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe.

Hay chuyên trang du lịch TripAdvisor đã xếp thành phố Hà Nội đứng thứ 13 trong danh sách Top 25 điểm đến được yêu thích nhất châu Á 2022; đứng thứ 22 trong danh sách Top 25 điểm đến cho người mê ẩm thực; xếp hạng phố cổ Hà Nội lọt Top những điểm du lịch hàng đầu khu vực châu Á năm 2022 với vị trí thứ 12….

với chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch, khách du lịch nội địa đến Hà Nội tăng trưởng mạnh (ảnh: Hải Yến).

Ngành du lịch Thủ đô đặt chỉ tiêu, phấn đấu năm 2023 đón được 22 triệu lượt khách du lịch, tăng 17,6% so với năm 2022. Trong đó, Hà Nội phấn đấu đón 3 triệu lượt khách quốc tế (có 2,1 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 100% so với năm 2022 và 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5%. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77 nghìn tỷ đồng, tăng 28,2%.

Theo bà Phạm Diễm Hảo, Phó Trưởng phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch (Sở Du lịch Hà Nội), để tăng thêm lượng khách quốc tế trong thời gian tới, việc xây dựng sản phẩm du lịch rất quan trọng. Sở Du lịch Hà Nội sẽ cùng các đơn vị, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, di sản, ẩm thực, làng nghề có sẵn, như tour du lịch Hoàng thành Thăng Long, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, làng cổ Đường Lâm… Trong đó, tăng cường những sản phẩm mới như tour đêm, tour du lịch mùa lúa chín, du lịch khinh khí cầu, du lịch thể thao…

Cùng với đó, Sở cũng sẽ mở lớp tập huấn cho nhân lực du lịch địa phương để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Đồng thời, Sở sẽ rà soát các cơ sở lưu trú hiện tại bị xuống cấp để hỗ trợ các đơn vị có động lực tiếp tục nâng cao chất lượng và xây dựng sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Sở tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá du lịch trên các nền tảng báo chí, mạng xã hội trong nước và quốc tế.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,68 lần so với kế hoạch và 5,3 lần so với năm 2021.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong góp ý, Hà Nội cần tiếp tục phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng về hạ tầng, về văn hóa, hệ thống di tích, lễ hội, làng nghề, ẩm thực… Đồng thời, sẵn sàng các phương án thay đổi trong quá trình làm du lịch hậu Covid-19 về cả sản phẩm, công tác tiếp thị, quy trình quản lý... 

Chuyên gia cho rằng, cần chú trọng tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo về văn hóa, tâm linh, lịch sử, khám phá; hay các sản phẩm du lịch gắn kết với nông nghiệp, hệ thống làng nghề, phố nghề, mua sắm; hoặc sản phẩm du lịch ban đêm; tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng Thủ đô, tạo ra các chuỗi sản phẩm đặc sắc. 

Khôi Nguyên

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !