Du học châu Âu giữa đại dịch, nữ sinh 2K1 chạnh lòng nhớ Tết Hà Nội

Lưu Hà Linh (SN 2001) hiện đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại thành phố Budapest, Hungary đã có những chia sẻ cùng Infonet về cảm nhận khi ăn Tết xa nhà năm nay.

Linh nhận học bổng của Chính phủ Hungary vào năm 2020. Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng Linh vẫn quyết định bảo lưu việc học của mình ở Đại học Kinh tế Quốc dân và bay sang Hungary vào cuối tháng 9 năm ngoái.

Sang đây Linh mới đi học trực tiếp trên trường được 1 tháng thì đầu tháng 11/2020, dịch Covid bắt đầu có những diễn biến phức tạp, số ca mắc mỗi ngày lên đến gần 6000 ca (trong khi dân số toàn đất nước Hungary chỉ bằng dân số Hà Nội) khiến Chính phủ Hungary phải đưa ra những biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, các nhà hàng chỉ được bán mang về và mọi người dân phải có mặt ở nhà trước 8 giờ tối.

{keywords}
Hà Linh tại Slovakia vào tháng 1/2021

Việc học hành và thi cử của em trên trường thì chuyển toàn bộ sang hình thức trực tuyến. Đến nay thì cũng đã được 2 tháng kể từ khi những biện pháp giãn cách này được áp dụng trên toàn đất nước Hungary, số ca mắc cũng có giảm, chỉ còn tầm 1000 ca mắc mới mỗi ngày nhưng chính phủ vẫn quyết định kéo dài những biện pháp này đến đầu tháng 3 năm 2021. Kỳ học tới của em vẫn tiếp tục diễn ra online”, Linh nói.

Linh chia sẻ, việc học online triền miên khiến ban đầu em suy nghĩ nhiều về việc quyết định đi du học giữa tình hình dịch bệnh thế này là đúng hay sai. Nhưng dần dần em cũng quen hơn với cách học online này, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và chương trình học rất hay đã giúp em hứng thú hơn trong học tập.

{keywords}
Thành phố Budapest nơi Hà Linh đang sinh sống và học tập.

Hàng ngày, Linh chỉ ra đường để đi siêu thị mua thức ăn. Một phần vì em muốn hạn chế ra đường để giảm nguy cơ mắc bệnh, phần khác em cũng không biết đi đâu vì các điểm du lịch đã đóng cửa hết do không có khách du lịch.

Gần như ngày nào em cũng gọi điện về nhà, có hôm còn gọi đến 2-3 lần. Bố mẹ ở Việt Nam nghe kể 1 ngày có hàng nghìn ca mắc mới thì cũng sốt ruột, nhắc nhở em ra đường phải đeo khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên. Hồi tháng 9 năm ngoái, lúc sắp xếp vali đi thì nửa số hành lý bố mẹ em bắt mang đi là khẩu trang và nước sát khuẩn tay”, Linh kể.

Chia sẻ về cái Tết đầu tiên xa gia đình, Linh tâm sự: “Lướt facebook hàng ngày thấy ai ai cũng được về nhà chuẩn bị ăn Tết với gia đình, còn mình thì cách xa đến hàng chục nghìn cây số nên em cũng thấy hơi tủi thân. Ở Budapest dân số ít nên vốn dĩ ngày thường cũng đã vắng vẻ rồi, giờ thêm dịch bệnh nên mọi người càng hạn chế ra đường hơn.

Trời mùa đông ở Châu Âu lạnh đến âm độ, chiều tầm 4 giờ trời đã chập tối. Nhiều lúc em cũng thấy nhớ cái ồn ào, náo nhiệt của Hà Nội lắm. Bên đây có không khí trong lành, cơ sở vật chất hiện đại nhưng em vẫn yêu thích cuộc sống ở quê hương.

Đối với em, Hà Nội vẫn mang nét đặc trưng không thể bị hoà lẫn với bất cứ thành phố nào khác, ví dụ như ngồi nhâm nhi cốc cà phê ở quán nằm trên gác xép nhìn ra Hồ Gươm, hay buổi sáng dậy sớm đi ăn bát phở và hít thở không khí trong lành của buổi sáng.

Tết mọi năm em hay cùng mẹ và bà ngoại gói bánh chưng, gói nem để chuẩn bị cho bữa cơm chiều 30. Ăn cơm xong thì cả nhà sẽ ngồi xem Táo quân, thức đợi đến 12 giờ đêm để thắp hương cúng giao thừa.

Thích nhất là cảm giác mấy ngày gần Tết, thời tiết sẽ ấm áp hơn, em với mấy đứa bạn sẽ chở nhau đi lượn khắp phố phường Hà Nội, xem đường phố trang hoàng đón Tết, mọi người tấp nập đi sắm sửa Tết, đường thì tắc nghẹt.

Năm nay em nghe bạn bè ở Hà Nội kể là đường phố vắng hơn hẳn năm ngoái, chắc em nghĩ một phần là do hiện tại dịch bệnh ở Hà Nội đang phức tạp, sinh viên được nghỉ nên về nhà ăn Tết sớm.

Em chỉ mong năm tới này, dịch bệnh sẽ được kiểm soát để Tết năm sau Hà Nội có thể đón một cái Tết náo nhiệt hơn, không còn nơm nớp lo lắng dịch bệnh, còn những người con xa quê hương như du học sinh chúng em có thể được về Việt Nam sum vầy với gia đình”.

{keywords}
Bà ngoại Hà Linh năm nay hơn 80 tuổi nhưng Tết nào cũng tự mình đặt nguyên liệu rồi gói bánh chưng.

Hungary kém Hà Nội 6 tiếng đồng hồ nên chiều 30 Tết ở Việt Nam thì bên này Linh vẫn có ca học online ở trường. Em và các bạn dự định học xong sẽ nấu một bữa cơm có bánh chưng, nem rán và miến măng, ngồi xem chương trình Táo quân và gọi điện về cho gia đình cho đỡ nhớ nhà.

Được cái bên này giữa Châu Âu nhưng không thiếu thốn hương vị quê hương đâu ạ, từ bánh chưng, xôi gấc, miến, mộc nhĩ, nấm hương,… chúng em đều có thể ra chợ người Việt tìm mua được” – Linh nói.

{keywords}
Hà Linh và các bạn du học sinh sẽ làm các món ăn truyền thống để đón Tết.

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết, người dân Việt Nam ai nấy bận rộn sắp xếp nốt công việc cuối năm để đón một cái Tết an vui, an toàn trong dịch bệnh. Còn với du học sinh, mọi thứ gần như không có gì thay đổi, có chăng các em sẽ đón Tết bằng những hồi ức tuyệt vời trong tâm tưởng.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !