Dự án tỷ đô “chặt khúc” sông Hồng: Có đáng mạo hiểm đánh đổi?

“Có nên hy sinh sông Hồng – con sông huyết mạch, nguồn sống của vựa lúa miền Bắc để đổi lấy dự án tỷ đô, trong khi hệ lụy nhãn tiền tác động tới môi trường có thể nhìn thấy?”.

Câu hỏi này được Giáo sư – Viện sĩ Trần Đình Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực nêu lên khi chia sẻ với Infonet về tính khả thi của dự án tỷ đô dọc sông Hồng đang gây xôn xao dư luận.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt Dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng. Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup (trước là Tập đoàn Xuân Thành, do ông Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch HĐQT), đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện. 

Chia sẻ góc nhìn về dự án tỷ đô dọc sông Hồng của bầu Thụy, Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long –Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam cho rằng, đã có nhiều bài học đắt giá khi cho phép xây dựng ồ ạt các nhà máy thủy điện, như tại vùng đồng bằng song Cửu Long khiến môi trường bị hủy hoại, hàng triệu người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng… Chưa kể với dự án này, việc xây dựng 5-7 nhà máy điện công suất vài trăm MW không có tác động gì nhiều tới cân bằng nguồn điện của Việt Nam, trong khi chúng ta hoàn toàn có phương án thay thế tốt hơn.

“Những rắc rối mà nó gây ra còn lớn hơn lợi ích trước mắt, đặc biệt cả vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn sống “nhờ” cả vào sông Hồng” – ông Trần Đình Long nêu quan điểm.

Dự án tỷ đô “chặt khúc” sông Hồng: Có đáng mạo hiểm đánh đổi? - ảnh 1

Dự án tỷ đô dọc sông Hồng của bầu Thụy đang gây tranh cãi về tính khả thi

Theo ông Long, sông Hồng là huyết mạch sống chính của cả vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn, vì thế khi nghiên cứu tính khả thi dự án phải rất lưu ý tới đặc điểm này. Thêm nữa, tất cả các đập thủy điện khi xây dựng ít nhiều sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Chưa kể việc xây dựng, nạo vét dòng sông sẽ khiến lòng sông Hồng bị tụt xuống, khi đó nước biển sẽ xâm lấn và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra ở các tỉnh, vùng đồng bằng trũng phía dưới như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình….

Vị chuyên gia tiếp lời, “muốn triển khai dự án này phải có nghiên cứu, báo cáo chi tiết tác động môi trường, hiệu quả kinh tế… chứ không thể cứ nói muốn xây là xây, rồi lại ngụy biện hoặc chọn phát triển thủy điện, hoặc chọn môi trường, giống như câu chuyện cá chết đồng loạt ở miền Trung vừa qua”. Ở khía cạnh này, ông Long nhấn mạnh, trách nhiệm nặng nề của các cơ quan quản lý Nhà nước khi thẩm định hồ sơ của dự án.

“Báo cáo thẩm định dự án này phải nêu ra toàn diện và tính toán cả tới những tác động về môi trường, sinh thái, sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, rồi ảnh hưởng tới khu vực hạ du … Báo cáo phải được làm “tử tế” chứ không thể qua loạ. Làm không đến nơi đến chốn, cái lợi chúng ta có được từ dự án rất ít mà tác hại và hệ lụy của nó cho thế hệ sau gánh chịu lại quá lớn” – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực lưu ý.

Riêng về hình thức đầu tư của dự án là BOO, Giáo sư Trần Đình Long cũng cho rằng, “quá mạo hiểm”. Theo phân tích của Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực thì, hình thức đầu tư BOO là xây dựng, sở hữu và vận hành vĩnh viễn. Đặc thù những dự án có lien quan tới dân sinh, môi trường sinh thái, vị chuyên gia này cho rằng, phải rất hạn chế thậm chí không nên cho phép đầu tư theo hình thức này.

Với tham vọng của dự án tỷ đô được công ty con của bầu Thụy “vẽ” ra nhằm tạo thành tuyến đường xuyên Á, tăng khả năng giao thương hàng hóa với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Giáo sư Trần Đình Long cũng đặt câu hỏi về “vùng trũng” của giao thương đường thủy khi việc kiểm soát buôn lậu hàng hóa khi vận chuyển qua đường thủy cao và khó đối phó hơn nhiều so với đường sắt, đường bộ…

“Giao thương với Trung Quốc phải tính tới nhiều phương án như đường sắt, đường bộ, chứ đường thủy cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Chưa kể nếu phát sinh tình trạng buôn lậu hàng hóa liệu có ngăn chặn nổi? Chúng ta xây dựng dự án này nhằm khai thác thủy điện nhưng có đáng đánh đổi, “chặt khúc” cả một dòng sông lớn, huyết mạch của cả một vùng, hy sinh vựa lúa để đánh đổi lấy dự án tỷ đô của một doanh nghiệp tư nhân, thì có đáng đánh đổi hay không?”- Giáo sư Long đăt câu hỏi.

Nguyễn Hoài

Căn hộ Sun Group ở Hà Nam ‘chạm’ tới giấc mơ mua nhà của người trẻ

Dự án đô thị Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam đã chọn “đi ngược dòng” để người trẻ có thể “chạm” đến giấc mơ mua nhà riêng.

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.