Dự án trăm tỷ "tắc" vì 5 đăng cá

Dự kiến, đến tháng 11-2015, dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Dinh (phường 12, TP. Vũng Tàu) sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Tuy nhiên, đến thời điểm này do vướng mắc trong giải tỏa đăng cá (lưới ngăn dòng để bắt cá) của một số hộ dân nên dự án vẫn chậm tiến độ.

Dự án trăm tỷ
Việc chưa giải tỏa 5 miệng đăng nổi làm ảnh hưởng tiến độ thi công dự án neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên sông Dinh khi mùa mưa bão đang đến gần. Trong ảnh: Cần cẩu thi công dự án (bìa phải) phải dừng thi công dự án do vướng mặt bằng.

Hậu quả của việc tái lấn chiếm luồng sông

Khu vực luồng lạch thuộc địa bàn phường 12 quản lý kéo dài từ Hải đoàn 128 đến cầu Cửa Lấp, trên tuyến luồng này có đoạn trong vùng dự án Khu neo đậu tránh trú bão trên sông Dinh được UBND tỉnh phê duyệt năm 2012. Để có mặt bằng triển khai dự án, UBND tỉnh đã khảo sát và hỗ trợ đền bù giải tỏa xong 81 đăng, đáy và một số lồng bè hoạt động ở khu vực này. Tuy nhiên, từ sau năm 2012 đến nay một số hộ tái lấn chiếm để tổ chức đăng cá trái phép, gây ảnh hưởng đến tuyến luồng và thi công dự án khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Dinh.

Ông Trần Quang Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Khu neo đậu tránh trú bão trên sông Dinh cho biết, đây là dự án cấp vùng, khi hoàn thành có thể đáp ứng tránh trú bão cho khoảng 800 tàu cá neo đậu. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 100 tỷ đồng, sau khi hoàn thành các giai đoạn, Khu neo đậu tránh trú bão trên sông Dinh có thể đáp ứng tránh trú bão cho hơn 1.100 tàu cá có công suất từ 90 đến 600CV. Tiến độ thi công dự án đến nay đã thực hiện được 26 trụ neo, còn 5 trụ chưa triển khai được do vướng 5 miệng đăng cá. Ban Dự án đã 4 lần thông báo giải tỏa, nhưng ngư dân chưa chịu tháo dỡ, nên đã 2 tuần nay dự án phải dừng thi công. Theo tiến độ, tháng 7-2015 sẽ thực hiện công đoạn nạo vét bùn và đến tháng 11-2015 sẽ hoàn thành dự án. Để bảo đảm cho tàu thuyền tránh trú bão an toàn trong mùa mưa bão cần sớm giải tỏa các đăng cá nói trên để thi công.

Về phía địa phương, bà Lê Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND phường 12 cho biết, do đặc thù quản lý địa bàn sông nước nên việc phát hiện và xử lý các hộ tái lấn chiếm mặt nước để hành nghề còn nhiều khó khăn. Cũng theo bà Hường, các hộ làm đăng nói trên có thể vừa chuyển từ phường 11 qua.

Dự án trăm tỷ
Miệng đăng nổi được đánh dấu (X) đặt trái phép trong khu vực thi công khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền ở cửa sông Dinh.

Sẽ cưỡng chế nếu các hộ không tự giải tỏa

Đăng cá trên sông Dinh là nghề mưu sinh của nhiều hộ dân từ hàng chục năm trở lại đây. Vì thế, nhiều hộ dân một mực cho rằng, đây là nghề truyền thống, có từ lâu đời nên không thể gọi là tái lấn chiếm sau năm 2012. Anh Ngô Thanh Tuấn, một hộ đăng cá trên sông Dinh cho biết: “Trước năm 2012, nhà tôi đã làm nghề đăng cá và làm nghề này từ trước đến nay chẳng cần giấy tờ gì”. Một hộ dân khác có đăng cá trong vùng thi công, cần phải giải tỏa là ông Lê Văn Quy, nói: “Tôi làm đăng kiếm sống đã 18 năm nay, tức là trước năm 2012. Chữ nghĩa không biết, giờ kêu lên bờ tôi không biết làm gì để sống. Vì vậy, đề nghị Nhà nước hỗ trợ, có hướng giải quyết cho những hộ dân di dời, tìm kiếm việc làm mới”.

Qua tìm hiểu được biết, để đầu tư mỗi miệng đăng ít nhất người dân phải bỏ ra 40 triệu đồng, bao gồm tiền lưới, tiền cọc cắm và tiền công mướn người làm. Ông Châu Vĩnh Phú - hộ dân làm nghề đăng chìm nói: “Để làm một miệng đăng tốn 160kg lưới, giá 100 ngàn đồng/kg như vậy mất 16 triệu đồng. Tiền mua 100 cây bạch đàn hết 6,5 triệu đồng. Mướn người làm hết 17 triệu đồng, chưa kể công mình tự bỏ ra. Tiền này toàn là tiền vay mượn, vậy mà giải tỏa chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng thì thiệt cho chúng tôi quá. Nếu có thể, đề nghị Nhà nước hỗ trợ mỗi miệng đăng 10 triệu đồng”.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Lương, đại diện Sở NN-PTNT, đoạn luồng sông Dinh nói trên đã giải tỏa hết các hộ đăng đáy từ năm 2012, cho nên tất cả 5 hộ đăng cá trên (phát sinh sau năm 2012) đều là trái phép, khi tháo dỡ sẽ không được hỗ trợ. “Có chăng là đơn vị thi công có thể chia sẻ với ngư dân trong việc di dời, chứ theo quy định của Nhà nước, đã sai là cưỡng chế và buộc tháo dỡ. Ngoài ra, UBND tỉnh đang có dự án hỗ trợ đào tạo nghề biển miễn phí cho ngư dân, đây cũng là một trong những giải pháp giúp các hộ di dời có thể chuyển đổi ngành nghề hiệu quả hơn”, ông Đặng Văn Lương nói.

Ông Võ Duy Nhân, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết thêm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3638/UBND-VP về việc giải tỏa 5 hộ đăng cá trái phép trên sông Dinh tại mặt bằng thi công gói thầu 22, dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Dinh. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Cảng vụ hàng hải chủ trì, thành lập Đoàn kiểm tra gồm các đơn vị: Tổng công ty Đảm bảo Hàng hải miền Nam, Sở GTVT, Sở Tài Chính, Sở NN-PTNT, Cảnh sát giao thông đường thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND TP. Vũng Tàu, UBND phường 12, UBND xã Long Sơn, tổ chức kiểm tra luồng lạch trên sông Dinh đoạn từ Hải đoàn 128 đến cầu Gò Găng; kiên quyết xử lý, tháo dỡ các phương tiện đăng cá tái lấn chiếm luồng lạch tại khu vực này.

Bài, ảnh: ĐỒNG VÂN

Ông Trần Quang Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Khu neo đậu tránh trú bão trên sông Dinh cho biết, số tiền 2 triệu đồng hỗ trợ cho mỗi hộ có miệng đăng bị giải tỏa mà ông Châu Vĩnh Phú, một ngư dân đã nói trong bài là nguồn tiền của đơn vị thi công vận động chứ không có trong quy định của Nhà nước. Đây là thể hiện thiện chí của đơn vị thi công chia sẻ với khó khăn của ngư dân. Sau ngày 8-7, nếu các hộ không tự tháo dỡ, các ngành chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế, buộc di dời, tháo gỡ các đăng đáy trên sông Dinh.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.