Dự án nước sạch bỏ hoang, dân khát nước, công nhân bị nợ lương dài hạn

Được triển khai cách đây 3 năm nhưng Dự án Nhà máy nước sạch được UBND huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum vẫn chưa thể hoạt động. Điều này đã khiến người dân thị trấn Đắk Tô không có nước sạch để dùng.

Các bể chứa nước vàng ố

Từng chuyển nhượng dự án

Trước năm 2016, Nhà máy nước sạch thị trấn Đắk Tô được Công ty cổ phần nước sạch đô thị Đắk Tô (thuộc UBND huyện Đắk Tô) quản lý, điều hành hoạt động.

Đến ngày 9/6/2016, UBND tỉnh Kon tum chấp thuận chủ trương, ra Quyết định giao Dự án Nhà máy cho Công ty Utility Water Thái Lan đầu tư và kinh doanh.

Sau khi có Quyết định chuyển giao, Công ty này đã thành lập doanh nghiệp đóng tại số 23 đường 24/4, khối 3, thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô để tiến hành làm các thủ tục thực hiện Dự án.

Công trình hoang tàn

Cuối tháng 6/2016, UBND huyện Đắk Tô và Công ty TNHH Utility Water Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng công trình cấp nước sinh hoạt thị trấn Đắk Tô để Công ty tiếp tục đầu tư, kinh doanh, giá chuyển nhượng tại thời điểm đó khoảng gần 20 tỷ đồng.

Công ty cam kết đầu tư 100 tỷ đồng để xây dựng dây chuyền hoạt động với quy mô công suất 10.000 m3 nước/ngày, đêm; tiến độ thực hiện từ năm 2016-2018 (khoảng 2 năm) và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, sau khi nhận chuyển giao đầu tư và kinh doanh Nhà máy, Công ty TNHH Utility Water Việt Nam đã tiến hành làm hồ sơ thủ tục và xây dựng một số tuyến đường vào Nhà máy.

Tuy nhiên, đến nay gần 3 năm triển khai Dự án nhưng thủ tục giao đất và cho thuê đất vẫn chưa được giải quyết, vì thế Dự án Nhà máy nước sạch thị trấn Đắk Tô không thể tiếp tục đầu tư các bước tiếp theo.

Công trình xuống cấp

Văn phòng Công ty tại huyện Đắk Tô.

Ông Trương Trung Bình - Quyền Giám đốc Công ty TNHH Utility Water Việt Nam cho biết: "Đại diện Công ty ở Thái Lan đã sang làm việc rất nhiều lần nhưng hiện nay thủ tục đất đai chưa xong, hơn một năm nay cán bộ, nhân viên chưa nhận được một khoản lương nào, bảo hiểm cũng chưa đóng. Chúng tôi đã nộp đơn gửi các ngành chức năng của huyện, tỉnh lâu rồi nhưng chưa thấy trả lời".

Bà Nguyễn Thị Gấm - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Kon Tum thông tin: “Hiện nay Sở Tài nguyên & Môi trường chưa nhận được bất cứ hồ sơ gì liên quan đến Dự án Nhà máy nước thị trấn Đắk Tô về thủ tục giao đất và cho thuê đất. Thủ tục hành chính chúng tôi đã công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở hết rồi”.

Nhà máy hoang tàn không một bóng bóng người.

UBND huyện Đắk Tô đã rất nhiều lần mời đại diện Công ty Utility Water Thái Lan sang làm việc và giải quyết các thủ tục pháp lý nhưng phía Công ty vẫn chưa trả lời.

Tại khu vực Nhà máy đã bị bỏ hoang từ lâu, xung quanh cỏ mọc um tùm, khuôn viên hoang tàn, bẩn thỉu, không một bóng người qua lại; các bể lọc chứa toàn cát và bùn, rong rêu dày đặc, cá bơi từng đàn.

Cỏ dại, rong rêu mọc đầy ở bể chứa van

Theo quan sát, nguồn nước vẫn tự chảy theo đường ống về các hộ dân và thực tế cho thấy mùa mưa thì đục như nước bùn, mùa khô thì chảy lách tách vài giọt nghe vị hôi tanh rất khó chịu.

Nhiều người dân cho rằng, đây là một công trình Nhà máy nước sạch của một huyện nhưng chất nước thì như kênh mương thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng. Thiệt thòi nhất vẫn là người dân vì “khuất mắt cho sạch”, chỉ biết có nước từ đường ống của công trình nước sạch chảy về là dùng.

Dân khát nước sạch!

Các bể van rêu phủ kín

Thực tế cho thấy, mùa khô ở Tây Nguyên nói chung, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã phổ biến từ rất lâu bởi phần lớn các giếng nước của hộ dân đều khô cạn. Để có nước sinh hoạt, người dân phải mua nước bình (12 ngàn đồng/bình/20lít) của các cơ sở sản xuất nước để dùng.

Mặt khác, Công ty TNHH Utility Water Việt Nam hiện có 7 cán bộ, nhân viên làm việc, thế nhưng đã gần 2 năm nay chưa được nhận một khoản lương nào từ Công ty.

Các bể chứa nước bẩn thỉu, tanh hôi

Một cán bộ trải lòng, chúng tôi đành phải ra ngoài làm thêm, làm được bữa nào thì tốt bữa đó, ngày nào nhận được việc làm bên ngoài là ngày đó mừng lắm, nếu chờ lương Công ty thì vợ con tôi biết sống ra sao.

“Gần hai năm không lương đồng nghĩa với ngần ấy thời gian không đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng bất cứ một khoản phụ cấp, chế độ đãi ngộ nào”, cán bộ này cho biết.

Ông Lê Giàng - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Kon Tum, cho biết; Mặc dù đã gần 2 năm người lao động không có lương nhưng Liên đoàn lao động huyện Đắk Tô cũng không báo cáo kịp thời để xử lý, chúng tôi mới nắm sự việc và đã kiểm tra thực tế. Hơn nữa người đứng đầu Công ty này không sang Việt Nam nên cũng rất khó làm việc.

"Sắp tới chúng tôi sẽ báo cáo với Tỉnh ủy và xin ý kiến chỉ đạo để có hướng giải quyết”, ông Giàng khẳng định.

Bá Tứ - Sông Cài

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.