Động thái lạ ở nơi từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan

Sau 50 ngày bị bỏ rơi, căn cứ không quân lớn nhất từng được quân đội Mỹ sử dụng ở Afghanistan có dấu hiệu hoạt động trở lại. 

Sân bay Bagram từng là căn cứ không quân lớn nhất ở Afghanistan của lực lượng quân sự NATO, đã có dấu hiệu hoạt động trở lại sau gần 2 tháng bị Mỹ bỏ rơi.

Theo RT, một lực lượng quân sự nước ngoài được cho đang vận hành cơ sở này. Song Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận những tin đồn cho rằng sân bay Bagram đang được quân đội Trung Quốc tiếp quản.

{keywords}
Binh sĩ Taliban ở Bagram, nơi từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan. (Ảnh: Reuters)

Bức ảnh được công bố trên mạng xã hội cho thấy, dàn đèn ở sân bay Bagram đã được thắp sáng vào đêm ngày 3/10. Một số nguồn tin cho biết thêm đã có những chuyến bay cất cánh và hạ cánh xuống sân bay này trong vài giờ đồng hồ. Nếu đúng sự thật, đây sẽ là lần đầu tiên căn cứ Bagram hoạt động trở lại trong vòng 50 ngày qua.

Hồi đầu tháng Bảy, Mỹ đã rút tất cả binh sĩ và khí tài khỏi căn cứ Bagram trong quá trình Lầu Năm Góc tiến hành rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan. Ban đầu Mỹ muốn bàn giao sân bay Bagram cho chính phủ Afghanistan quản lý. Tuy nhiên, chính phủ Afghanistan nhanh chóng sụp đổ vào tháng Tám, khiến căn cứ này rơi vào tay lực lượng phiến quân Taliban.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ Taliban không có đủ trình độ chuyên môn để có thể vận hành được sân bay Bagram. Do đó, khả năng có sự can thiệp của một lực lượng nước ngoài để điều hành tháp kiểm soát không lưu.

Không ít tin đồn cho rằng Trung Quốc đã tiếp quản hoạt động ở căn cứ Bagram bất chấp trước đó, chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh không có ý định điều động binh sĩ tới Afghanistan.

Hồi đầu tháng Chín, một tờ báo của Ấn Độ đưa tin các nhà lãnh đạo Taliban đang tiến hành thảo luận với chính phủ Pakistan và Trung Quốc về tương lai của các căn cứ không quân ở Afghanistan. Trong đó, căn cứ Bagram được cho sẽ chuyển giao cho Trung Quốc vận hành. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã phủ nhận tin đồn trên và khẳng định đây “hoàn toàn là tin giả”.

Còn hôm 3/10, Taliban một lần nữa tuyên bố không có sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở căn cứ Bagram.

Một số báo cáo nghi ngờ hoạt động thắp sáng đèn tại căn cứ Bagram vào ban đêm là biện pháp cảnh báo an ninh, do các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn trong khu vực.

Quyết định rời khỏi sân bay Bagram từng khiến chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bị chỉ trích mạnh mẽ. Phe Cộng hòa cho rằng, quân đội Mỹ đáng lẽ nên duy trì hoạt động của căn cứ Bagram để làm nơi sơ tán binh sĩ Mỹ và các đồng minh khỏi Afghanistan, thay vì chỉ phụ thuộc vào Sân bay Quốc tế Kabul.

Các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã lên tiếng bảo vệ quyết định rút quân đội Mỹ khỏi sân bay Bagram. Theo họ, bảo vệ Bagram và dải đất dài 40 km chia cắt sân bay này với thủ đô Kabul sẽ đòi hỏi số lượng lớn binh sĩ, chứ không chỉ giới hạn trong số 650 quân nhân. Ngoài ra, hành động này sẽ vi phạm hiệp ước rút quân mà Mỹ đã ký kết với Taliban dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Việc Trung Quốc có thể trở thành lực lượng tiếp quản sân bay Bagram, một biểu tượng cho 20 năm tham chiến của Mỹ ở Afghanistan, từng được bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc dưới thời Tổng thống Trump, nhắc tới.

Cụ thể, chia sẻ với Fox News, bà Haley cho rằng Bắc Kinh “sẽ có động thái với Bagram”, khi xem đây là một phần trong chiến lược lớn hơn để “nâng cao sức mạnh cho Pakistan chống lại Ấn Độ”.

Hơn 700 người tị nạn Afghanistan trốn khỏi căn cứ quân sự Mỹ sau khi được sơ tán

Hơn 700 người tị nạn Afghanistan trốn khỏi căn cứ quân sự Mỹ sau khi được sơ tán

Hơn 700 người tị nạn Afghanistan đã chủ động rời khỏi các căn cứ quân sự trên đất Mỹ sau khi được sơ tán khỏi quê hương hồi tháng Tám. 

Minh Thu (lược dịch)

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời gian kết thúc xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, cuộc xung đột giữa nước này với Phong trào Hồi giáo Hamas sẽ kéo dài ít nhất thêm 2 tháng nữa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có khả thi?

Rất nhiều người tại Israel, Palestine, Trung Đông và trên khắp thế giới đã cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng có một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Video tiêm kích Su-25 của Nga oanh tạc các mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các tiêm kích Su-25 thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ của nước này công phá các vị trí ngụy trang và xe bọc thép của quân Ukraine.

Rộ tin Mỹ, Đức muốn ép Ukraine đàm phán với Nga, Moscow nêu tổn thất của Kiev

Tờ Bild của Đức đưa tin, nước này và Mỹ đang bí mật nhắm mục tiêu buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đàm phán với Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !