Trụ sở 13 năm chưa hoàn thành của VietinBank

Sau 13 năm khởi công, dự án VietinBank Tower vẫn được quây tôn kín, cỏ dại mọc cao quá đầu người vì bị bỏ hoang nhiều năm.
VietinBank Tower (Tòa nhà Trụ sở VietinBank) nằm ngay bên dưới đường dẫn lên cầu Thăng Long (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chưa thể đưa vào sử dụng và chậm tiến độ cả chục năm. 

Với diện tích 30.000m2, dự án được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2014. 

Theo thiết kế, dự án gồm 2 tòa tháp, được liên kết bằng khối đế 7 tầng dành cho các mục đích sử dụng chung như phòng hội nghị, hội thảo, trung tâm thương mại cao cấp, quán cà phê và nhà hàng.

Theo thiết kế, tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu thụ sẽ là trụ sở làm việc chính của VietinBank, tháp thứ hai với 48 tầng sẽ là nơi đặt khách sạn 5 sao, khu chăm sóc sức khỏe, căn hộ cao cấp cho thuê. Các tầng phía trên của mỗi tháp được bố trí theo đường chéo để tạo thành các góc chữ V, biểu trưng của VietinBank.

Xung quanh khu dự án hiện giờ được quây tôn kín, cỏ dại mọc cao quá đầu người vì bị bỏ hoang nhiều năm.
Lối vào công trình được khóa cẩn thận.
Những cánh cổng, bức tường... đang hoen ố theo thời gian.
Phía trong công trình cũng trống vắng, không có bóng dáng công nhân làm việc.

Liên quan đến đề nghị được hướng dẫn nội dung điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán: CTG), Bộ Xây dựng cho biết, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng dự án tòa nhà trụ sở chính VietinBank (VietinBank Tower) áp dụng theo quy định theo khoản 2, Điều 9, Nghị định số 10 ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo quy định này, tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điều chỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần tổng mức đầu tư điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 trên. 

Thạch Thảo - Nguyễn Huế

Bộ giao đàm phán giá điện sạch trước 31/3, EVN tiết lộ lý do không thể xong

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đến ngày 29/3, chỉ có 4/85 chủ đầu tư điện gió gửi hồ sơ đề nghị Công ty mua bán điện đàm phán giá điện.

Vietjet sắp mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn

Vietjet sẽ mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh), kết nối hai khu vực kinh tế trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng chưa hiệu quả, còn tư duy cục bộ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Nguyên do là vì nhận thức về vai trò liên kết vùng của chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ.

Thời dòng tiền khó toàn cầu, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang nhận 375 triệu USD

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhận giải ngân 375 triệu USD trong bối cảnh toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Dòng vốn thế giới “mất hút” trên nhiều kênh do khủng hoảng và nhiều tổ chức tài chính đang lao đao.

Lương 0 đồng, tỷ phú Trần Đình Long quyết dừng đầu tư mới dù đã qua lúc khó nhất

Tỷ phú Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát đã qua thời kỳ khó khăn nhất, nội lực rất tốt, giờ chỉ chờ sức cầu. HPG sẽ dừng các hoạt động đầu tư mới, cắt giảm đầu tư bất động sản và dồn lực cho dự án thép Dung Quất.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

Thắng lớn sau vụ bán vốn 1,5 tỷ USD, VPBank 'dè dặt' với kế hoạch lợi nhuận 2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) của ông Ngô Chí Dũng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 khá khiêm tốn dù sẽ thu về 1,5 tỷ USD sau khi bán 15% vốn cho đối tác ngoại.

Từ mức cao chót vót, thanh trà Thái có giá rẻ như rau

Chỉ trong vòng 20 ngày, từ mức cao chót vót, giá thanh trà Thái lao dốc, rơi xuống mức rẻ khó tin.

Doanh nghiệp trông chờ 'cuộc cách mạng’ trong thủ tục xuất nhập cảnh

Sau nhiều trông đợi, Chính phủ đồng thuận sửa đổi chính sách visa theo hướng mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực điện tử, tăng thời hạn lưu trú cho khách ngoại. Doanh nghiệp cho rằng đây sẽ là cuộc cách mạng trong thủ tục xuất nhập cảnh.

Bất ngờ đắt khách ở châu Á, 'hạt ngọc Việt' xuất sang một nước tăng tới 30.352%

Các khách hàng ở châu Á như Trung Quốc, Indonesia... bất ngờ tăng mua lượng lớn gạo Việt Nam. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đảo chiều tăng mạnh trong 3 tháng năm đầu năm nay.