Đoàn người chạy xe máy từ miền Nam về quê qua Hà Nội đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng núi như Hà Giang, Sơn La, Yên Bái,... trong đoàn có cả những đứa trẻ, có bé mới sinh vài tháng
Sau hơn 3 ngày di chuyển, tối 5/10, đoàn xe của khoảng hơn 300 người dân các tỉnh phía Bắc về từ TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, Đồng Nai đã về tới chốt số 1 Cầu Giẽ - quốc lộ 1A, thuộc địa phận TP Hà Nội.
Phần lớn những người trong đoàn là đồng bào dân tộc thiểu số vào miền Nam để làm việc. Có rất nhiều trẻ em từ vài tháng đến 5 tuổi đi xe máy cùng bố mẹ về quê.
Tối 5/10, người dân từ các tỉnh phía Nam tự đi xe máy về đến Hà Nội, tất cả những người này dừng lại tại chốt số 1 Cầu Giẽ để khai báo y tế.
Cháu bé 2 tháng tuổi cùng bố mẹ vượt cả nghìn cây số về quê bằng xe máy.
Tại đây, lực lượng chức năng đã triển khai các phương án đón đoàn đi qua Hà Nội, phân làn phương tiện tránh ùn tắc giao thông và hỗ trợ dẫn đường cho người dân tham gia giao thông nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài việc hỗ trợ, hướng dẫn giao thông, lực lượng chức năng của Hà Nội đã chuẩn bị những phần bánh kẹo để gửi tặng người dân ăn nhanh khi họ làm những thủ tục đi qua địa bàn.
Bánh mì, nước uống hỗ trợ người dân ăn tạm trong thời gian chờ khai báo.
Nhiều người qua chốt cho biết sẽ về các tỉnh phía Bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La…. Hành trình về quê còn khá xa, rất mệt mỏi.
Điểm dừng chân nghỉ chốc lát của bà con tại chốt Cầu Giẽ Hà Nội trước khi lên đường về quê nhà Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La…
Trung tá Bùi Ngọc Anh, Phó đội trưởng đội CSGT số 8 - Công an TP Hà Nội cho biết: “Chúng tôi tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ của những người dân đi làm từ các tỉnh phía Nam đi qua Hà Nội theo quy định. Sau khi kiểm tra y tế, chúng tôi sẽ dẫn họ đi về cầu Trung Hà để vào địa phận huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Công an Hà Nội đã liên hệ với Công an tỉnh Phú Thọ để tiếp nhận và giúp đỡ bà con tiếp tục di chuyển về các tỉnh.
Tính từ 0h ngày 4/10 đến hơn 20h ngày 5/10, đã có 7 đoàn với khoảng 1.000 người đi qua chốt kiểm soát này. Trong đoàn có rất nhiều người bị hỏng xe, chúng tôi đã bố trí ô tô để chuyển cả người và xe giúp”.
Vợ anh Lầu A Chính bế con nhỏ 9 tháng tuổi nghỉ tại chốt.
20h ngày 5/10, hai vợ chồng anh Lầu A Chính (35 tuổi, Phù Yên, Sơn La) cùng con nhỏ 9 tháng tuổi về đến Hà Nội sau gần 3 ngày liên tục đi trên chiếc xe máy.
Anh Chính chia sẻ: "Gia đình tôi vừa vào TP.HCM làm công nhân được 3 tháng thì dịch Covid-19 bùng phát. Trong thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi chỉ có thể ở nhà trọ và thức ăn được thành phố hỗ trợ. Từ 8h sáng 2/10, trong túi cả hai vợ chồng có 2 triệu đồng để đi xe máy từ trong đó về nhà.
Trên đường về quê, chúng tôi chủ yếu ăn uống tạm bợ cho qua bữa như mì tôm; tiện đâu ăn, ngủ đó. Chúng tôi lái xe cả ngày, còn ban đêm tranh thủ nghỉ vài tiếng”.
Anh Giàng Se Diu đi từ tỉnh Bình Dương về quê.
Cũng như anh Chính, anh Giàng Se Diu đi xe máy từ tỉnh Bình Dương về quê. Trên đường về, không ít lần anh gặp sự cố như hỏng xe, hết xăng… nhưng may mắn được người dân và lực lượng công an ở các địa phương giúp đỡ.
“Trên đường đi tôi bị hỏng xe, lực lượng công an giao thông đã chở cả người và xe đi sửa. Sau khi sửa xe xong, chúng tôi tiếp tục di chuyển. Được lực lượng công an dẫn đoàn nên rất yên tâm”, anh Chính kể.
Người dân mang những tấm chiếu trải tạm để khi cần nghỉ dọc đường trong hành trình vượt nghìn km về quê.
Sự mệt mỏi tạm lắng chút đỉnh khi chặng đường về nhà đã gần hơn
Khai báo y tế xong, tranh thủ chợp mắt cho đỡ buồn ngủ, chuẩn bị hành trình mới.
Vất vả nhất là những gia đình có con nhỏ. Sau quãng đường dài cả nghìn km, những đứa trẻ đã thấm mệt.
Nhiều người chuẩn bị xăng để đổ trên đường đi.
Anh Vừ Mỹ Pó còn chuẩn bị cả nước xịt khuẩn để cả 2 vợ chồng sát khuẩn trước khi ăn.
Để đỡ tê mỏi khi di chuyển hành trình dài, gia đình trẻ này chằng buộc cả gối lên yên xe.
Do đi đường gặp mưa nên giấy tờ chứng nhận tiêm chủng của hai vợ chồng anh Giàng A Châu bị ướt, anh cẩn thận thổi nhẹ lên tờ giấy cho khô. Tấm giấy rất quan trọng với anh bởi có giấy xác nhận đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì quá trình cách ly khi về đến quê nhà sẽ thuận lợi hơn.
Người phụ nữ đã quá mệt mỏi sau chặng đường hơn 1000 km và thiếu ngủ suốt những ngày qua.
Đoàn người đứng chờ khai báo y tế rất đông.
Ăn tạm những chiếc bánh, uống hộp sữa được lực lượng chức năng tặng, đây cũng là bữa tối của họ.
Đôi mắt đỏ ngầu sau hành trình vượt nghìn km bằng xe máy xuyên qua nắng, gió, mưa.
Những chiếc xe hỏng được lực lượng chức năng cho lên xe thùng, đưa đi giúp người dân.
Hành trình về quê lần này thật sự rất vất vả. Nhiều người trong đoàn bộc bạch, nếu không về quê, ở lại miền Nam thì cũng chưa có việc làm, không có tiền, việc ăn uống sinh hoạt rất bí bách.
Dù rất mệt mỏi nhưng sự quyết tâm trở về nhà thôi thúc bà con cố gắng. Đến các tỉnh đều nhận được sự hỗ trợ của lực lượng chức năng và người dân, họ cảm thấy được an ủi và tiếp thêm sức mạnh cho quãng đường còn lại.
Khoảng 21h30, người dân được Công an Hà Nội dẫn đường di chuyển lên Phú Thọ, tiếp tục hành trình về nhà.
Khi về đến cầu Trung Hà, giáp ranh giữa Hà Nội và Phú Thọ, Công an Phú Thọ sẽ tiếp nhận bà con để tiếp tục dẫn về địa phương.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.