Nước sông Hồng dâng cao sau những ngày Hà Nội mưa dông liên tục, việc đi lại của người dân sống ven sông Hồng gặp nhiều khó khăn, phải thuê đò để đi từ đường lớn vào nhà và ngược lại.
Hà Nội những ngày gần đây mưa liên tục; bên cạnh đó, việc nhà máy thuỷ điện Hoà Bình xả lũ 4 cửa đáy nên chỉ trong 1 ngày mực nước sông Hồng đã dâng lên rất cao (xấp xỉ 6m).
Thời tiết miền Bắc trong những ngày tới được dự báo tiếp tục có mưa nên nhiều khả năng, mực nước hạ lưu sông Hồng sẽ còn tiếp tục dâng cao. Tại khu vực bãi giữa sông Hồng, nhiều đường nhánh sát sông đã bị ngập.
Việc đi lại của người dân sống ven sông Hồng gặp nhiều khó khăn, nhiều người phải thuê thuyền để di chuyển. Việc thu hoạch nông sản ở khu vực bãi giữa "khó chồng khó".
Chỉ có hai đường để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Hiện nay, con đường từ An Dương vào đã bị chia cắt bởi nước sâu nên người dân phải di chuyển bằng thuyền.
Bình thường, con đường vào từ đường An Dương người dân vẫn đi xe máy được, những ngày này nước lên cao, người dân phải đi bằng đò mới về nhà được.
Chị Thu người dân sống ở khu vực bãi giữa sông Hồng cho biết: "Nước đã dâng cao khoảng hai hôm nay khiến cuộc sống phần nào khó khăn hơn. Bình thường đi xe máy nhanh mà không mất tiền đò như hôm nay".
Một người dân khác ở khu vực này, bà Nguyễn Thị Hạnh cũng chia sẻ: "Sau mấy ngày mưa, khu vực này di chuyển rất khó khăn, phải di chuyển bằng đò, mỗi chuyến đi qua tôi đóng 10.000 đồng. Nhiều lúc rất bất tiện vì mỗi lúc có công việc gấp phải chờ rất lâu mới có chuyến đò qua đây".
Ông Bình, người lái đò đã hơn 20 năm ở đây, chia sẻ: "Cứ mỗi mùa mưa lũ hàng năm, đoạn đường này lại ngập, tuy nhiên có những năm ngập nhẹ vẫn đi xe máy qua được. Mấy hôm nay, nước lên rất nhanh, Hà Nội mưa lớn kèm theo việc Nhà máy thủy điện Hòa Bình xả nước nên người dân buộc phải đi đò mới có thể sang khu vực bãi giữa sông Hồng.
Mỗi chuyến đò vào bờ mất khoảng 5-10 phút, tùy khách đầy đò hay không. Chuyến đầy thì vận chuyển được khoảng 5-7 chiếc xe máy và hơn 10 người. Trung bình một lượt đi cả người và xe là 20.000 đồng".
Nhiều nhà ven sông bị ngập lên cả nóc.
Việc di chuyển bằng thuyền, đò rất khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì khu vực này có rất nhiều cọc bê tông.
Mỗi chuyến đò chở được 5 - 7 xe máy và khoảng 10 người.
Hiện tại, đò phục vụ người dân bãi giữa chỉ hoạt động mỗi khi khu vực này bị ngập nước.
Việc lên/xuống đò gặp khá nhiều khó khăn.
Nước ngập mênh mông.
Theo ghi nhận của PV Infonet, trong buổi sáng ngày 15/6, có hàng trăm người đi về qua đoạn đường này bằng đò.
Đoạn đường này nếu ngập nước thì rất nguy hiểm vì sâu và nhiều cọc, đá bên dưới. Đa số người dân chọn đường đi lên cầu Long Biên, trừ những người kinh doanh buôn bán phải chở nặng thì sẽ chọn cách đi đò.
Con đường này khá thuận tiện cho người dân đi từ bãi sông Hồng sang chợ An Dương nên hầu hết các chuyến đò đều đầy người và xe.
Thông thường mỗi năm chỉ 1 lần khi trên thượng nguồn xả lũ mới ngập sâu. Bình thường, mưa lớn có gây ngập nhẹ thì xe máy vẫn có thể qua được, nhưng đợt mưa này, đường ngập tới 2 - 3m.
Do nhà bị ngập không có chỗ ở, ông Dũng (78 tuổi) mang tủ quần áo đi ở nhờ.
Bến đò luôn tấp nập người chờ qua "biển nước" vốn là con đường đi lại hàng ngày.
Chia sẻ với PV Infonet, ông Dũng (người lái đò ở đây) cho biết: "Năm nay, nước lên nhanh, nhiều hơn các năm trước và nếu còn mưa thì sẽ còn xả lũ và ở đây sẽ ngập lâu hơn. Trước kia, ở đây ít cọc, dây thép gai, ít cây cối, đò quay đầu thuận lợi. Mỗi chuyến đò đủ khách chỉ tầm 5-7 phút nhưng bây giờ có khi gấp đôi vì phải lần mò tránh cọc, tránh đủ mọi thứ; chuyện bánh lái mắc vào rác, vào dây, tôi phải nhảy xuống cắt gỡ xảy ra thường xuyên”.
Người dân đưa hàng hoá lên đò sang bờ bên kia để bán.
Đoạn đường đất dài khoảng hơn 200m nếu không ngập chỉ mất vài phút đi xe máy thì nay người dân phải mất 15-20 phút nếu di chuyển bằng đò (tính cả thời gian chờ).
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.
Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.
Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.
Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.
Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.
Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.