Bí ẩn kho vàng vua Hàm Nghi (kỳ 2): Huyền thoại qua… sử địa

Những vết tích, những hiện vật được tìm thấy, được lưu giữ như phần nào hé lộ về kho báu mà trên chặng đường bôn tẩu vua Hàm Nghi đã để lại…

Trước khi vua Hàm Nghi lên ngôi một năm, tháng 8/1883, Pháp đã đưa tàu chiến vào Thuận An và nhanh chóng chiếm cứ cửa biển này. Từ đó, kéo quân xộc thẳng về kinh đô và đồn trú ngay trên đất Huế. Tướng lĩnh Pháp ngang nhiên ra vào hoàng thành, ngang nhiên nhúng tay can thiệp vào việc triều chính của đất nước.

Không nhẫn nhịn lâu hơn được nữa, ngày 23/5/1885, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh đánh úp quân Pháp đồn trú tại kinh đô. Không thắng nổi đạo quân thực dân với ưu thế vũ khí vượt trội, phe chủ chiến đã không ngăn được việc kinh đô thất thủ.

Đêm 7/7/1885 (có tài liệu ghi là 5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đã bí mật phò Vua Hàm Nghi rời kinh rút lên căn cứ Tân Sở đã lập sẵn từ trước tại xã Bảng Sơn (nay là xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị). Khi đi, ngoài bạc vàng châu báu, vua Hàm Nghi đã không quên mang theo kim ấn “Ngự tiền chi bảo” - bảo vật truyền ngôi của nhà Nguyễn.

Tại Tân Sở, ngày 13/7/1885, đích thân nhà vua trẻ đã tự tay đóng ấn “Ngự tiền chi bảo” lên những tờ Hịch Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và dân chúng mọi miền đứng lên chống Pháp...

Huyền thoại kho vàng...

Căn cứ Tân Sở tuy được xây dựng dưới sự đốc thúc của hàng loạt trọng thần giàu kinh nghiệm và tâm huyết nhưng quy mô vẫn còn quá nhỏ, địa thế chưa đủ hiểm trở, xa xôi để cầm cự lâu dài.

Bị Pháp truy đuổi gắt gao, Tôn Thất Thuyết lại tiếp tục phò giá Vua Hàm Nghi vượt lên phía thượng ngàn miền tây Quảng Trị, nay ở Đăkrông, mai sang Hướng Hóa từ đó vượt sang tạm lánh tại châu mường Mahasay của Lào. Khi Phan Đình Phùng hưởng ứng chiếu Cần Vương khởi nghĩa, lập xong căn cứ Vụ Quang, vua Hàm Nghi lại vượt biên giới về đóng tại căn cứ núi Ấu (Hương Khê, Hà Tĩnh).

Thực dân Pháp đuổi riết. Đoàn tùy tùng lại tiếp tục hộ giá hoàng đế vượt đèo Quy Hợp vào đất Tuyên Hóa (Quảng Bình), có thời gian hạ trại tại chân núi Mã Cú, nay thuộc địa phận xã Hóa Sơn (Minh Hóa, Quảng Bình). Sau 3 năm bôn tẩu, quân hao, lực cạn, Tôn Thất Thuyết đành mang ấn “Ngự tiền chi bảo” để làm tin sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh trợ giúp và vĩnh viễn không trở lại.

Đường lên Hóa Sơn (Minh Hóa) năm 2004. Ảnh: T.P.

Đường lên Hóa Sơn (Minh Hóa) năm 2004. (Ảnh: T.P.)

Rồi sự biến đã xảy ra vào ngày 26/9 năm Mậu Tý (1888), một kẻ manh tâm là Trương Quang Ngọc - cận thần hộ vệ Vua Hàm Nghi đã làm phản, dẫn binh lính giết sạch đoàn hộ giá, bắt vua Hàm Nghi dâng cho giặc.

Ngay sau khi bắt được vua Hàm Nghi, Trương Quang Ngọc rồi sau đó là thực dân Pháp đã vội vã lục xét đào xới khắp bốn chung quanh hòng tìm cướp ngọc ngà châu báu mang theo nhưng chỉ uổng công.

Vua Hàm Nghi thì trước sau không chịu nói thêm lấy nửa câu. Toàn bộ bí mật những kho báu đã vĩnh viễn theo ông vua trẻ về bên kia thế giới trên xứ người Algeria...

Không ngọc tỉ, kim ấn, không bạc nén, vàng thoi, trong người đức vua chỉ còn lại một ít bạc lẻ và vài ba tấm bản đồ đánh dấu một vài kho báu nào đó được chôn lại ở kinh thành và một số địa điểm khác trên vùng thượng đạo các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Có điều, nếu không phải là người trực tiếp chôn giấu, kẻ ngoài cuộc có cầm bản đồ trên tay cũng không tài nào xác định nổi vị trí của những tấm bản đồ vẽ sơ sài ấy...

... Những nghi vấn lịch sử

Hầu hết những cuộc săn lùng đã được phát hiện hoặc công bố công khai đều giống nhau ở điểm dấu vết làm chỗ dựa hầu như đều khá mơ hồ, nhuốm đầy chất huyền thoại hơn là cứ liệu đáng làm cơ sở tin cậy.

Dù vậy, kho báu vua Hàm Nghi vẫn có thể là điều có thật. Cho đến nay, thỉnh thoảng người ta lại phát hiện ra một số dấu tích có vẻ như là sự hiện diện của những kho báu này.

 

Vùng núi Mã Cú (Hóa Sơn) được cho là nơi cất kho vàng vua Hàm Nghi. Ảnh: T.P.

Vùng núi Mã Cú (Hóa Sơn) được cho là nơi cất kho vàng vua Hàm Nghi. (Ảnh: T.P.)

Khoảng đầu những năm 80, một số đồng bào dân tộc Vân Kiều ở gần cầu Đăkrông (Quảng Trị), trong khi đi bắt cá khe đã tình cờ phát hiện trong một hốc cây lớn chìm dưới suối cả một kho tàng gồm toàn tiền cổ bằng vàng ròng và những thoi vàng nặng 1 lượng.

Cùng thời gian này, một đoàn khảo sát của Bảo tàng Trung ương đã tình cờ phát hiện được tại bản Sê Bu (xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị) một chiếc áo dài màu đen, lót lụa đỏ, thêu kim tuyến và hình rồng 5 móng được cho là áo bào của vua Hàm Nghi (dưới triều Nguyễn, chỉ có áo vua mới được thêu rồng 5 móng, từ hoàng thái tử trở xuống chỉ được phép thêu rồng 4 móng). Theo lời đồn lại thì chiếc áo bào này vua Hàm Nghi đã cởi tặng cho một người Vân Kiều tên là Ku Xin vì đã có công giúp đỡ đoàn hộ giá(?).

Tương tự, tại xã Hải Phúc (huyện Đăkrông, Quảng Trị) sát với vùng căn cứ Tân Sở, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị đã phát hiện được trong một gia đình Vân Kiều một chiếc mâm đồng cổ rất lớn chạm 2 con rồng 5 móng và 5 chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

Dấu tích về kho báu vua Hàm Nghi dường như được dân chúng phát hiện khá nhiều lần với tiền vàng số lượng lớn ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Theo ông Thái Xuân Bạ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa, khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ trước, bố ông tham gia dân quân xã đã từng được huy động đi thu gom “vàng vua Hàm Nghi” do dân xã Trung Hóa, Hóa Sơn phát hiện được. Tổng cộng có 3 nong phơi lúa tiền chữ “Đại” bằng vàng ròng, mỗi đồng nặng 12 chỉ được gom về sân nhà ông Bạ trước khi đem giao nộp cho chính quyền.

Do vàng để lại đó lâu ngày nên việc canh giữ cũng lơi dần. Một hôm, nhân người gác bỏ đi ngủ, ông Bạ cùng đám bọn trẻ trong xóm đã “nhón” đi mỗi người khoảng 10 đồng để dành... đánh đáo. Sau này, khi gom vàng để mang đi nộp, vì sợ người lớn đánh đòn nên ông Bạ và đám trẻ tự giác trả lại hết sạch.

Con suối ở Hóa Sơn gắn với sự kiện người dân vớt được vàng vua Hàm Nghi vào năm 1965. Ảnh: T.P.

Con suối ở Hóa Sơn gắn với sự kiện người dân vớt được vàng vua Hàm Nghi vào năm 1965. (Ảnh: T.P.)

Sự kiện gom được vàng này được xác định vào năm 1956, theo người dân kể lại bên con suối có một cây lim rất lớn, nhưng trong thân lại bị rỗng. Sau một trận mưa lũ lớn, cây lim bị đổ và nước cuốn cây xuống vực sâu. Lũ lụt rút đi, một hôm có hai vợ chồng người dân tộc đi đánh cá ở chỗ gần cây lim bị lũ quật đổ. Họ vớt lên được nhiều đồng tiền hình tròn có màu vàng lạ nên mang về bản gọi nhiều người đến xem. Sau khi khẳng định đó là đồng tiền vàng, mọi người mới hè nhau mang rổ rá đi vớt, thu được cả tạ. Sau đó được chính quyền vận động, dân chúng đã tự nguyện đem nộp lại toàn bộ cho Nhà nước. Nhân sự kiện đó, nhiều người cho rằng có thể vua Hàm Nghi đã cho người giấu vàng trong hốc cây lim đại thụ nọ...

Vào giữa tháng 4/2003, một đám trẻ chăn trâu đã tình cờ phát hiện được tại hang Lèn, xã Văn Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) một chiếc tráp gỗ, bên ngoài khắc chữ Hán và hoa văn nhũ vàng rất đẹp. Khi được những em nhỏ này đưa xuống núi, chiếc tráp đã tự động mục rã ra. Bên trong tráp có một quả cam bằng kim loại màu đen, hai lư hương bằng đồng và 2 chìa khóa kiểu cổ. Những đứa trẻ này vô tư đưa các vật nói trên về nhà chơi. Một thanh niên trong làng phát hiện đã lừa đám trẻ em này lấy mất quả cam màu đen (nghi chế tác bằng đồng đen).

Những hiện vật lịch sử bằng vàng được lưu giữ tại Hà Tĩnh. Ảnh: H.Nam.

Những hiện vật lịch sử bằng vàng được lưu giữ tại Hà Tĩnh. (Ảnh: H.Nam)

Theo dự đoán, rất có thể những đồ cổ nói trên chính là một phần trong số tài sản của kho báu vua Hàm Nghi, bởi theo sử liệu, xã Văn Hóa thuộc vùng căn cứ cũ của nghĩa quân Cần Vương. Trên đường bôn tẩu, vua Hàm Nghi cũng có ghé lại đây một thời gian ngắn...

Cách đây mấy năm, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) đã phối hợp với Sở VH-TT&DL làm thủ tục tiếp nhận 3 đồng tiền vàng của bà Nguyễn Thị Liên (trú tại xã Sơn Hoá, Tuyên Hoá). Trước đó, con dâu bà Liên khi đi qua khe nước Trọt Su gần nhà và phát hiện 3 đồng tiền nằm cạnh dòng nước. Gia đình đưa đi thử tại tiệm vàng Kim Hoàn (thành phố Đồng Hới) thì biết những đồng tiền đó có hàm lượng 999,9%, mỗi đồng vàng nặng 5 chỉ.

Hai đồng tiền vàng có đường kính 2,8cm; riêng đồng còn lại có đường kính 2,4cm. Một mặt đồng tiền có hình mặt trời, còn mặt kia có in 4 chữ Hán “Hàm Nghi Thông Bảo”. Có thể đây là một trong những đồng tiền vàng được vua Hàm Nghi mang theo trong cuộc kháng Pháp thực hiện chiếu Cần Vương vào năm 1885. Sau khi tiếp nhận cổ vật, UBND tỉnh đã trao tiền thưởng cho gia đình bà Liên.

Cửa một hầm vàng xuyên qua các vỉa đá. Ảnh: H.L.

Cửa một hầm vàng xuyên qua các vỉa đá. (Ảnh: H.L.)

Hư thực xung quanh việc có hay không vua Hàm Nghi dấu vàng ở Quảng Bình vẫn đang là điều hoàn toàn bí ẩn. Những thông tin đó cũng chỉ được xem như những câu chuyện huyền thoại về kho vàng vua Hàm Nghi... và từ đó, câu chuyện người đào vàng đã được nhóm lên theo năm tháng.

Bí ẩn kho vàng vua Hàm Nghi: Giáp mặt 'kỳ nhân'

Bí ẩn kho vàng vua Hàm Nghi: Giáp mặt 'kỳ nhân'

Kho vàng vua Hàm Nghi ở vùng núi Quảng Bình có hay không vẫn là điều bí ẩn. Nhưng có người đàn ông dành trọn đời mình cho việc truy tìm kho báu…

(Còn nữa)

Theo nongnghiep.vn

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !