Đôi điều về tác chiến mạng trong chiến tranh thông minh
Chiến tranh thông minh đang từng bước thay thế hình thức chiến tranh cổ điển, trong đó chiến tranh mạng đang dần giữ vai trò chủ đạo của chiến tranh thông minh.
Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chiến tranh, hình thức chiến tranh hiện đại đã bước vào một giai đoạn quan trọng mới, đó là sự xuất hiện của hình thức chiến tranh thông minh với những vũ khí trang bị được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Đối mặt với chiến tranh thông minh trong tương lai, các quốc gia trên thế giới đang đầu tư nhiều hơn vào việc tăng tốc nghiên cứu khả năng tác chiến mạng, cạnh tranh quyền “nói chuyện” trong lĩnh vực phòng thủ và tấn công mạng, đồng thời cải thiện khả năng tác chiến của chính các quốc gia này trong chiến tranh thông minh tương lai.
Ứng dụng AI vào quân sự đang có tiềm năng đặc biệt lớn. Nguồn: people.com.cn. |
Không gian mạng có ý nghĩa quan trọng, chiến trường mạng là vô tận
Trong tương lai, chiến tranh thông minh sẽ cạnh tranh gay gắt, đa tầng diện ở cấp độ an ninh mạng, đồng thời an ninh mạng sẽ đóng vai trò nòng cốt trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Với sự không ngừng mở rộng của quá trình thông tin hóa toàn cầu, mạng đã được tích hợp vào các lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia.
Cho dù đó là sự vận hành trơn tru của lĩnh vực sản xuất giao thông vận tải truyền thống, hay sự ổn định liên tục của ngành tài chính và quân sự cao cấp, thì đều không thể tách rời sự hỗ trợ dựa trên nền tảng an ninh mạng.
Một đòn giáng vào an ninh không gian mạng sẽ làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường và ảnh hưởng lớn đến hướng tác chiến. Trong Chiến tranh Iraq, liên quân do Mỹ đứng đầu đã làm tê liệt hệ thống phòng không và trung tâm chỉ huy của Iraq thông qua các cuộc tấn công mạng.
Điều này không chỉ khiến Quân đội Iraq mất ưu thế trên không và bị tổn thất nặng nề trước các cuộc không kích của liên quân mà còn khiến Quân đội Iraq mất liên lạc giữa các cấp, giữa quá trình chỉ huy và ra mệnh lệnh, hàng trăm nghìn quân khó có thể tổ chức phòng thủ hiệu quả và chỉ có thể chiến đấu riêng lẻ, cuối cùng dẫn đến tình hình Iraq mất kiểm soát.
Trong trận chiến này, Quân đội Mỹ gần như kiểm soát hoàn toàn không gian mạng của Quân đội Iraq bằng cách kích hoạt các chip virus được bố trí sẵn, tự mình nắm chắc tình hình chiến trường, thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra trước trong một cuộc tấn công mạng.
Trí tuệ nhân tạo được cảnh báo có thể châm ngòi cho chiến tranh hạt nhân vào năm 2040. Nguồn: people.com.cn. |
Tác chiến mạng diễn biến phức tạp, tấn công APT sẽ giữ vai trò chủ đạo
Kỷ nguyên tương lai là kỷ nguyên của thông tin, và chiến trường thông minh trong tương lai là chiến trường mạng. Tấn công và phòng thủ mạng trong chiến trường thông minh chủ yếu được chia thành hai phần: Tấn công mạng và phòng thủ mạng.
Tấn công mạng đề cập đến các hành động tấn công chống lại hệ thống thông tin máy tính, cơ sở hạ tầng, mạng máy tính hoặc thiết bị máy tính cá nhân. Có nhiều loại kỹ thuật tấn công mạng, trong đó các kỹ thuật tấn công mạng được sử dụng ở cấp độ quân sự chủ yếu là tấn công bằng virus máy tính.
Phòng thủ mạng là biện pháp phòng thủ được thực hiện để bảo vệ hệ thống mạng thông tin và an ninh thông tin của chính mình. Ở một mức độ nhất định, nó còn phản ánh khả năng kiểm soát tấn công mạng và công nghệ phòng thủ của một quốc gia.
Các công nghệ phòng thủ mạng chủ yếu được chia thành ba loại: Phòng thủ bị động, phòng thủ chủ động và phòng thủ toàn diện. Ba công nghệ này bổ sung cho nhau.
Đánh giá theo xu hướng hiện nay, tác chiến mạng trong chiến tranh thông minh tương lai sẽ tiếp tục phát triển theo hướng tấn công APT (tấn công, đe dọa có định hướng). Với sự phát triển nhanh chóng của Internet vạn vật, ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị có thể trở nên quan trọng hơn, các cuộc tấn công APT có thể đảm bảo hiệu quả của cuộc tấn công trong khi vẫn duy trì mối quan hệ cơ bản giữa hai chính phủ, do đó, số lượng các tổ chức tấn công APT cấp quốc gia ngày càng tăng.
Tác chiến mạng diễn ra sôi nổi và thiết bị thông minh là điều không thể thiếu
Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, Big Data và mô phỏng ảo, các phát minh khoa học công nghệ mới mang ý nghĩa thời đại cũng đang lần lượt xuất hiện. Tại thời điểm này, tấn công mạng và phòng thủ đã trở thành một phần quan trọng của chiến tranh trong tương lai.
Trước chiến trường tương lai đầy biến động, thông minh hóa là hướng phát triển chính của vũ khí trang bị và cơ chế tác chiến, đồng thời cũng là hướng nghiên cứu, tìm tòi của các doanh nghiệp quân sự trên thế giới.
Radar Container, ‘khắc tinh’ của máy bay tàng hình sẽ được Nga bố trí ở Viễn Đông
Nga sẽ chính thức triển khai tổ hợp radar Container thứ hai ở vùng Viễn Đông vào năm 2024, khi đó các máy bay tàng hình của Mỹ sẽ “hết cửa” vào biên giới Nga.
Đức Trí (lược dịch)