Doanh nghiệp phải tự kiểm tra mình

Các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn đều có ban kiểm soát, tuy nhiên thời gian qua hoạt động của ban kiểm soát này chưa hiệu quả. Đó là nhận định của ĐB Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 8/6.

Doanh nghiệp phải tự kiểm tra mình

Doanh nghiệp phải tự kiểm tra mình

Đại biểu Phùng Quốc Hiển: "Ban kiểm soát của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chưa tốt vai trò của mình".

Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế có đề cập đến trọng tâm về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, liệu đề án đã khắc phục được lỗ hổng trong quản lý vừa qua đối vối thành phần kinh tế này, thưa ông?

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò là xương sống của nền kinh tế. Vừa qua, các DNNN làm ăn chưa thực sự hiệu quả, nguồn lãi, lợi nhuận đem lại chưa tương xứng tiềm năng. Tái cấu trúc DNNN phải làm tích cực. Làm phải có bước đi, không thể làm quá nhanh, muốn chuyển đổi phải có bước đi hợp lý, trong đó, thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phải đưa những tiêu chuẩn, nguyên tắc mà phòng được rủi ro trong đầu tư của DNNN. Ví dụ, nợ của các DN so với vốn của chủ sở hữu là bao nhiêu? Đến bao nhiêu phải báo động, hay nợ ngắn hạn so với tổng tài sản là bao nhiêu? Hoặc nợ dài hạn so với tổng tài sản là bao nhiêu...phải đưa ra bộ quy tắc để từ đó đánh giá tình hình của các doanh nghiệp, trong từng năm, thời kỳ để có chính sách điều chỉnh trong quản lý.

Thứ hai, phải tăng cường cơ chế quản lý. Trước đây, Bộ Tài chính có Tổng cục quản lý tài chính doanh nghiệp, nhưng sau đó bỏ đi, đến nay chỉ còn Cục quản lý tài chính doanh nghiệp. Chúng ta phải học kinh nghiệm quản lý của các nước. Nên chăng chúng ta phải có bộ máy quản lý các doanh nghiệp này.

Thứ ba, bản thân các DNNN phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Bây giờ không có ưu đãi, chẳng qua họ có lợi thế từ trước thôi, lợi thế về vốn, vị trí, thương hiệu, lực lượng lao động, có từ trước và lẽ ra họ phải phát huy, họ hơn các doanh nghiệp đi sau là như thế.

Thưa ông, để tái cấu trúc nền kinh tế thì các doanh nghiệp nhà nước hiện nay phải tự đổi mới mình như thế nào, tránh xảy ra tình trạng sai phạm như ở Tập đoàn Vinashin và Vinalines vừa qua?

Đổi mới phải được triển khai đồng bộ, đầu tiên phải từ nội bộ các tập đoàn, DNNN, phải tự kiểm soát, phải có cơ chế kiểm soát nội bộ tốt, sau đó đến việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng như kiểm toán, thanh tra.

Hiện nay, các DNNN hay tập đoàn kinh tế đều có ban kiểm soát, tuy nhiên vừa qua công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ của ban kiểm soát này làm chưa tốt. Vấn đề đặt ra là ban kiểm soát đó có làm mạnh không, có thực sự hoạt động độc lập so với quyết định của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo, giám đốc không? Ban kiểm soát này cũng có cơ chế như tự kiểm toán cho nên đầu tiên phải tự mình kiểm tra nội bộ doanh nghiệp mình trước, thay vì đợi các cơ quan khác vào thanh kiểm tra lúc đó mới vỡ ra các sai phạm.

Thưa ông, để tái cơ cấu nền kinh tế thì phải có nguồn lực như thế nào?

Sử dụng nguồn lực nào để tái cơ cấu, trong khi đề án tái cơ cấu của Chính phủ có nêu nhưng cũng rất chung chung. Tôi cho rằng đề án nên có một phần nêu nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu. Có nguồn lực hiện đã sẵn có trong nền kinh tế rồi, nhưng có nguồn lực trong tương lai, nguồn lực tôi đề cập là nguồn lực tổng hòa, nó tạo ra cộng hưởng chung. Kể cả vị thế của đất nước, các thương hiệu của các thành phần kinh tế của các doanh nghiệp, nguồn lực từ tài nguyên của đất nước, nguồn lực từ lực lượng lao động, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, tuy nhiên không thể không đề cập tới nguồn lực về mặt tài chính.

Cụ thể như thế nào thưa ông?

Về nguồn lực tài chính, trong đó xác định đầu tiên, quan trọng nhất là nguồn lực từ các thành phần kinh tế, trong dân cư để đưa vào tái cấu trúc. Nguồn lực thứ hai là các kênh tín dụng, trong đó có những nguồn tín dụng nước ngoài, trong nước. Và đặc biệt phải vốn hóa, phải xây dựng một thị trường tài chính, trong đó chứng khoán rất quan trọng. Vấn đề nữa là nguồn lực ngân sách, phải xây dựng chiến lược tài chính, xây dựng kế hoạch trung hạn, phải huy động nguồn lực GDP là bao nhiêu, dành bao nhiêu cho phát triển, phải tính được. Trước đây, chỉ tính từng năm, nay phải tính 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm. Có thể đưa ra mức cao, mức trung bình, mức thấp của kế hoạch thu chi ngân sách trong tương lai.

Trong nguồn lực tài chính, do tái cấu trúc nền kinh tế sẽ có các doanh nghiệp do hiệu ứng kinh tế hoạt động kém hiệu quả, họ làm ăn chụp giật, không có mục tiêu định hướng lớn thì có thể sẽ đổ vỡ. Sẽ có sự tích tụ, hay thu hút của các doanh nghiệp lớn đối với doanh nghiệp nhỏ, nhưng nói chung sẽ có lượng doanh nghiệp đỗ vỡ, mà đổ vỡ sẽ dẫn tới nền kinh tế có thiệt hại nhất định về mặt tài chính. Đó là điều tất yếu. Vấn đề ở đây là làm sao có thể hạn chế bớt những đổ vỡ không cần thiết, hoặc có cách nào đó hỗ trợ bằng nguồn lực để doanh nghiệp có thể chuyển đổi, chuyển hình thức kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh khác, cái đó cần có lượng tiền nhất định, hoặc chính sách miễn giảm về thuế. Trong đề án cũng phải đặt ra vấn đề, làm sao có thể chuyển hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sang doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Hải

(Thực hiện)

(Thực hiện)

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.