Doanh nghiệp áp dụng công nghệ chế biến chất thải từ lợn thành phân bón hữu cơ sinh học

Với sự hỗ trợ của VCIC, sản phẩm phân nén hữu cơ sinh học từ chất thải từ lợn ngoài tạo ra tính bền vững về mặt KT - XH còn thích ứngi thách thức biến đổi khí hậu, an toàn cho sức khỏe cộng đồng

{keywords}
Viên nén phân bón hữu cơ từ chế phẩm phân lợn (ảnh minh họa) 

công ty TNHH MTV QT Hùng Dung (xã Vĩnh Hòa.huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) được thành lập từ năm 2017. Một năm trước (năm 2019), với đam mê, khát vọng đổi mới, sáng tạo và kinh nghiệm 15 năm khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Anh Đào, Giám đốc Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung, đăng kí dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp bền vững: “Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh thông qua tận dụng phế thải từ phân lợn chế biến thành phân hữu cơ sinh học” tham dự cuộc thi “Chứng minh ý tưởng lần 3 (POC3) với chủ đề “Phụ nữ và tương tai của nền kinh tế xanh” do Ban Quản lí Dự án Hỗ trợ kĩ thuật Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (Worldbank), Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức.

Ý tưởng đề xuất trong dự án là một quy trình khép kín được hình thành trên cơ sở kết hợp các giải pháp công nghệ sáng tạo nhằm xử lí và chế biến chất thải trong chăn nuôi lợn thành phân viên nén hữu cơ sinh học.

Tại cuộc thi, trải qua các vòng loại, từ hồ sơ chứng minh ý tưởng dự án, trình bày kế hoạch trước các chuyên gia đầu ngành, tham gia khóa đào tạo tiền ươm tạo, chị Đào đã chứng minh được tính đổi mới, sáng tạo trong công nghệ, mô hình kinh doanh của mình, đặc biệt tạo bước đột phá, biến thách thức biến đổi khí hậu thành cơ hội kinh doanh.

Vượt qua gần 750 dự án đăng kí tham gia trong cả nước, trở thành 1 trong 16 doanh nghiệp có đề xuất/ ý tưởng xuất sắc được lựa chọn để vinh danh, trao giải tiềm năng và nhận hỗ trợ.

Nói về lý do tham dự cuộc thi với ý tưởng này, bà Đào cho biết, thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng đáng báo động. Nguyên nhân chính là do chất thải chăn nuôi, trong đó có chất thải chăn nuôi lợn chưa qua xử lí.

Mặt khác, việc lạm dụng phân bón vô cơ, hóa học trong nông nghiệp ở Việt Nam với 11 triệu tấn/năm đang làm giảm chất lượng nông sản, thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Xét trên thực tế sản xuất nông nghiệp, 80% chất thải chăn nuôi chưa được sử dụng hiệu quả, gây ô nhiễm lại là nguồn nguyên liệu giá trị, tiềm năng lớn để sản xuất phân hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học, sản phẩm cùng loại đang được nhập khẩu, chỉ có số ít được sản xuất trong nước với giá thành cao.

Riêng tại tỉnh Quảng Trị với tổng đàn lợn khoảng 200 ngàn con, thải ra hàng trăm tấn phân tươi/ ngày, ngay tại trang trại chăn nuôi lợn thuộc Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung do chị Đào làm chủ có 2,2 ngàn con, thải ra gần 5 tấn phân tươi/ngày.

Sau bao trăn trở, đầu năm 2018, với sự trợ giúp từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, chị Đào đã đề xuất ý tưởng, tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng mô hình kinh doanh mới, khép kín, ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi lợn chế biến thành phân hữu cơ sinh học, thuận tiện cho người sử dụng và ứng dụng trong sản xuất cây trồng nông nghiệp phân hữu cơ chất lượng cao an toàn sức khỏe cho cộng đồng và thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp cũng đối diện với nhiều thách thức. Trước hết là do điều kiện khí hậu Miền Trung khắc nghiệt, doanh nghiệp mới thành lập không có lợi thế về vốn trong khi kinh nghiệm trong thương mại chưa nhiều.

Nhận thấy sản phẩm có tiềm năng mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội, Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) đã quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Cụ thể, VCIC đã tài trợ vốn, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng phân viên nén hữu cơ trên một số đối tượng cây trồng (cây lúa, câu lạc) và tổ chức 3 cuộc hội thảo đầu bờ nhằm quảng bá tuyên truyền cho sản phẩm của công ty.

Ngoài ra VCIC cũng lắp đặt dây chuyền sản xuất phân viên nén hữu cơ và sản xuất thử nghiệm phân viên nén hữu cơ dưới dạng nguyên liệu.

Dưới dự trợ giúp của VCIC, doanh nghiệp đã xây dựng được hai mô hình trình diễn ứng dụng phân viên nén hữu cơ sản xuất từ phân heo của công ty trên câu lúa với quy mô 100m2/mô hình.

Công ty cũng đã sản xuất được 1000 kg sản phẩm phân viên nén hữu cơ dưới dạng nguyên liệu từ phân heo đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7185:2002 (kích thức hạt đồng đều, độ ẩm không lớn hơn 35%, pH 6,0- 8,0, hàm lượng chất hữu cơ tổng số không nhỏ hơn 22%, hàm lượng ni tơ tổng số không nhỏ hơn 2,5%, hàm lượng lân hữu hiệu không nhỏ hơn 2,5%, hàm lượng kali hữu hiệu không nhỏ hơn 1,5%.

Cũng nhờ sự hỗ trợ của VCIC, công ty đã ký được 5 hợp đồng cung cấp phân heo đã qua xử lý làm phân hữu cơ và trang trại chăn nuôi heo.

Từ một doanh nghiệp non trẻ, dưới sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân công ty TNHH MTV QT Hùng Dung ngày càng phát triển, sản phẩm phục vụ cho chính nhu cầu sản xuất khép kín của doanh nghiệp đồng thời bắt đầu đưa ra thị trường đón nhận.

Với giá thành cạnh tranh, dễ sử dụng, đặc tính chậm tan, nâng cao hiệu suất sử dụng lên đến 30- 35% so với các loại phân bón dạng bột thông thường. Sản phẩm ngoài tạo ra tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội còn thích ứng, ứng phó hiệu quả với thách thức biến đổi khí hậu, làm giảm nồng độ khí NH3 lên môi trường, an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

 H. Anh 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !