Dở khóc dở cười cà chua Đà Lạt bán rẻ như cho, chờ vứt bỏ

“Từ đầu năm đến nay giá cà chua vẫn quá thấp, cứ thế này nhà vườn chúng tôi chỉ biết lỗ và lỗ”- anh N.V.Chung (Ka Đô- Đơn Dương) ngao ngán nhìn 2 sào cà chua đang chín rộ mà vẫn chưa thu hoạch của mình.

Ngày 3/4/2014, giá cà chua thu mua tại vườn ở Đơn Dương vẫn không nhích lên quá con số 1000 đồng/1kg, nhà nông chán nản, nhà buôn chờ thời… là không khí chung của thị trường cà chua thời điểm này. Đã đến lúc cần đặt câu hỏi: Trồng khi nào? Xuất đi đâu? Và bao nhiêu là đủ? Cho những định hướng tiếp theo với cà chua và một số loại rau, củ Đà Lạt.

Dở khóc dở cười cà chua Đà Lạt bán rẻ như cho, chờ vứt bỏ - ảnh 1
Những trái cà chua đẹp vẫn đang chờ được xuất đi đúng với giá trị - Ảnh: Diễm Thương

Từ “lỗ” tới “lỗ” 

Đó là câu than thở chung của hầu hết các nông dân đang trồng cà chua hiện nay,  nhất là ở các vùng có diện tích cà chua lớn như Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt. Từ đầu vụ Đông- Xuân đến nay, giá cà chua thu mua tại vườn chỉ dao động từ 300- 1000 đồng/1kg, nhiều nông dân cho biết với giá này chỉ biết “mất trắng” chi phí, nhiều lắm là lấy lại được tiền giống cây con. 

Anh Nguyễn Văn Chung (xã Ka Đô- Huyện Đơn Dương) ngậm ngùi chia sẻ “Hai sào cà chua này coi như bỏ đi rồi. Từ đầu năm thấy giá cà chua thấp, nuôi hy vọng giá sẽ tăng vọt sau một thời gian dài mất giá, nào ngờ vẫn chững giá, với giá như hiện nay chỉ giỡ bỏ đi chứ thuê công hái còn lỗ nặng hơn”

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện Sở đang xây dựng đề án “mô hình dự báo trồng trọt” với chức năng chính là nghiên cứu quy luật, phân tích chỉ số (diện tích gieo trồng, sản lượng, loại giống, thị trường…) từ đó thông tin cho nhà nông để định hướng kịp thời mùa vụ, điều tiết sản xuất. Tuy nhiên, đề án này vẫn đang gặp nhiều khó khăn bởi tính khả thi, thiếu chuyên gia chuyên sâu… Hy vọng trong tương lai không xa, mô hình này sẽ ra đời, giúp người nông dân định hướng trồng trọt hợp lý.

Không chỉ có người trồng cà chua mà những vựa thu mua cà chua cũng “cùng chung số phận” lỗ nặng. Chị Tạ Thị Bảy (Thạnh Mỹ- Đơn Dương), chủ một vựa mua cà chua xuất đi các tỉnh cho biết “Mua cà chua về như nhà tôi không ít lần phải đem đổ bỏ vì để lâu cà hư, giá thành thấp quá xuất đi cũng lỗ công vận chuyển. Giá tại vườn rẻ, cứ nghĩ mua về đợi giá lên những cũng không khả quan”.

Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương cho biết địa phương này đang có trên 1000 ha cà chua đang vào mùa thu hoạch. Nhưng với giá cả hiện nay nhiều nhà nông chọn cách cầm chừng chờ giá tăng nếu không chỉ còn cách giỡ bỏ hay bán tống bán tháo lấy lại tiền vốn. Theo ông Huỳnh Ngọc Thận- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đơn Dương “ Chưa năm nào giá cà chua rớt giá kéo dài như hiện nay. Giá thấp quá chỉ đủ lấy lại tiền giống, từ đầu năm đến nay giá cà chua không tăng, nông dân lỗ rất nhiều”.

Cần một hướng đi

Dở khóc dở cười cà chua Đà Lạt bán rẻ như cho, chờ vứt bỏ - ảnh 2
Nông dân trồng cà chua ở Đà Lạt hiện đang liên tục thay đổi sang trồng các giống cà chua mới để cạnh tranh trên thị trường. Trong ảnh là vườn cà chua Beef của hộ gia đình ông Mai Văn Khẩn (phường 12, Tp Đà Lạt). Ảnh: Phan Nhân

Câu chuyện cà chua rớt giá, nhà nông chịu lỗ không còn là chuyện mới, thế nhưng vẫn tiếp diễn trong thời gian dài. Từ những phán đoán thời vụ tự phát, thiếu thông tin thị trường, đầu ra không ổn định mà những người nông dân đang phải dở khóc dở cười với chính thành quả từ sức lao động của mình. 

Cần phải có một “lối thoát” bề vững đang là bài toán khó giải cho trái cà chua Đà Lạt. 

Ông Nguyễn Văn Sơn- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng phân tích: Cà chua rớt giá có nhiều nguyên nhân, cung vượt quá cầu trong thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu. 

Hiện nay, nhiều vùng trong cả nước đã trồng được cà chua nên sản lượng ra thị trường rất nhiều, hơn nữa sự thiếu liên kết giữa nhà nông với nhà tiêu thụ, mối liên kết này hiện còn rời rạc. Hơn nữa, hiện tại cũng chưa thể tự sản xuất sản phẩm từ nông sản… là những lý do chủ yếu khiến nhà nông điêu đứng. 

Thực tế đã cho thấy, nhiều mô hình Hợp tác xã đã thành công trong việc liên kết tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nhưng số lượng này không nhiều, cũng chỉ điểm được vài cái tên quen thuộc như: Dalat G.A.P, Anh Đào, Xuân Hương… còn lại bà con nông dân đa số trồng tự phát, chưa có định hướng quy hoạch thời vụ. Cho nên, tăng cường các mô hình liên kết thành công, có định hướng, quy hoạch, phân chia cây trồng theo vùng, điều tiết sản xuất là những hướng đi cần tích cực thực hiện trong thời gian tới để tránh trường hợp được mùa mất giá, được giá mất mùa.

Không chỉ mình cà chua mà nhiều loại rau, củ ngắn ngày của Đà Lạt đang cùng chịu cảnh rớt giá như bắp cải, cải thảo,… bởi với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Nhiều địa phương trong cả nước đã bắt đầu trồng được nhiều loại rau, củ vốn trước đây là độc quyền của vùng rau Đà Lạt (gồm cả vùng phụ cận Đức Trọng, Đơn Dương). 

Nên chăng cần có hướng đi mới cho những loại rau, củ độc quyền Đà Lạt? Mỗi địa phương cần xác định những loại rau thế mạnh, nhắm vào những loại mà nơi khác không trồng được, từ đó phân chia vùng trồng thích hợp, tập trung, tránh trồng tràn lan, tự phát là giải pháp cần thiết. 

Bài học cà chua rớt giá nói riêng và nhiều loại rau, củ Đà Lạt nói chung chính là kinh nghiệm cho những vụ mùa tiếp theo cho rau, củ ngắn ngày của tỉnh. Đã đến lúc cần thay đổi cách làm ăn, suy nghĩ từ chính những người nông dân bởi không ai khác mà chính họ mới là những người chịu thiệt từ những thói quen, phán đoán trồng trọt của mình, có thay đổi thì mới có thắng lợi.

D.Thương/baolamdong.vn

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.