Điều gì ẩn sau quyết định rút quân khỏi Syria của Nga?

Trong một động thái đầy bất ngờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu quân đội rút những lực lượng chính khỏi Syria bắt đầu từ hôm nay (15/3). Ông tuyên bố việc Nga can thiệp quân sự vào Syria đã hoàn thành mục tiêu.

Nga bắt đầu chiến dịch không kích Syria từ tháng 9/2015 theo yêu cầu từ chính phủ của Tổng thống Assad nhằm giúp Damascus giành lại các vùng lãnh thổ từ tay các lực lượng nổi dậy.

Ông Putin phát biểu trong cuộc họp tại điện Kremlin: “Tôi nhận thấy nhiệm vụ của bộ quốc phòng và các lực lượng vũ trang Nga tại Syria về tổng thể đã hoàn thành. Vì vậy, tôi yêu cầu Bộ Quốc phòng bắt đầu rút những lực lượng chính của quân đội Nga khỏi Syria từ ngày 15/3”.

Quyết định thông minh và an toàn

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Thierry Mariani, nhà lập pháp của đảng Cộng hòa Pháp, cho biết: “Tôi nghĩ rằng đây là một quyết định thông minh bởi nếu các lực lượng không quân Nga ở lại lâu hơn thì có thể dẫn đến một căng thẳng tiếp theo giữa các bên của cuộc xung đột và điều này vô cùng nguy hiểm. Công việc của Nga đã hoàn thành bởi vì IS đã ngừng hoạt động”.

Chính trị gia người Pháp cũng nhận định việc Nga ngừng hoạt động quân sự tại Syria cũng giúp giảm căng thẳng giữa các bên tham gia đàm phán Geneva nói riêng và cả khu vực nói chung. “Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nhưng quyết định của Nga được đưa ra rất đúng lúc. Moscow đã biết dừng lại khi hoàn thành mục tiêu của mình”, ông Mariani nói.

Điều gì ẩn sau quyết định rút quân khỏi Syria của Nga? - ảnh 1

Nga quyết định rút phần lớn lực lượng không quân ở Syria về nước. Nguồn: AP

Nhận định về quyết định bất ngờ trên của Tổng thống Nga, Sarah Rainsford, phóng viên thường trú của BBC tại Moscow, cho rằng, ông Putin tuyên bố dừng cuộc chơi để bảo toàn lực lượng và không phải chịu thêm tổn thất khi dấn sâu vào cuộc chiến.

Khi Nga tiến hành các cuộc không kích ở Syria, chế độ của Tổng thống Assad đang trên đà bị sụp đổ. Chỉ chưa đầy 6 tháng, Nga cho biết đã giúp quân đội chính phủ Syria lấy lại 10.000 km2 lãnh thổ. Với việc can thiệp quân sự vào Syria, ông Putin khẳng định rõ ràng rằng Moscow đã chuẩn bị để xác nhận quyền lợi, giúp nước Nga có một tiếng nói lớn hơn trong các cuộc đàm phán hòa bình.

Quyết định thu nhỏ quy mô hoạt động của quân đội Nga có thể một phần là do vấn đề chi phí, giá dầu sụt giảm; và cũng có thể do mong muốn chấm dứt sự cô lập đối với Nga cũng như các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, ông Putin vẫn yêu cầu Bộ Ngoại giao tập trung vào các giải pháp chính trị cho vấn đề Syria. Quan trọng hơn, các hệ thống phòng không phức tạp của Nga vẫn duy trì sự hiện diện ở Damascus và số lượng binh lính được cử đến Syria vẫn chưa bao giờ được tiết lộ chính thức cũng như việc Moscow sẽ rút bao nhiêu quân vẫn còn là bí mật.

Tổng thống Nga cũng cho hay căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở tỉnh Latakia và căn cứ hải quân Đại Trung Hải ở Tartus vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường. Ông yêu cầu phải bảo vệ hai căn cứ này “từ trên đất liền, trên biển và trên không”.

Phe đối lập ở Syria đã hoan nghênh quyết định trên của ông Putin. Salim al-Muslat, phát ngôn viên của nhóm đàm phán đại diện phe đối lập, cho biết: “Nếu phía Nga nghiêm túc trong tuyên bố rút quân thì sẽ là một động thái tích cực thúc đẩy đàm phán hòa bình ở Syria”.

Trong khi đó, phía Mỹ lại có vẻ thận trọng hơn: “Chúng tôi sẽ phải xem xét ý định thực sự của Nga là gì”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest, nói.

Nga đã đạt được gì ở Syria?

Sau hơn 6 tháng triển khai quân tại Syria, các chiến đấu cơ của Nga đã xuất kích 9.000 lần, phá hủy 209 cơ sở sản xuất và vận chuyển dầu của IS, giúp quân đội chính phủ Syria lấy lại 400 cơ sở đồng thời giúp Damascus tái kiểm soát 10.000 km2 lãnh thổ.

Điều gì ẩn sau quyết định rút quân khỏi Syria của Nga? - ảnh 2

Khu vực kiểm soát của các lực lượng ở Syria. Nguồn: BBC

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm qua (14/3) đã báo cáo các kết quả chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria với Tổng thống Vladimir Putin. Ông Shoigu cho biết các phần tử khủng bố đã bị đẩy ra khỏi Latakia và Aleppo và thành cổ Palmyra đã bị “phong tỏa”, các hành động quân sự nhằm giải phóng di sản của UNESCO khỏi phiến quân vẫn tiếp tục.

Trong khi đó, các tỉnh Hama và Homs ở miền trung Syria về cơ bản đã được giải phóng, trong khi căn cứ không quân Kuweires được giành lại sau khi bị tay các phần tử khủng bố vây hãm trong hơn 3 năm.

Với sự hỗ trợ của Nga từ trên không, quân đội Syria đã cố gắng giành lại quyền kiểm soát các mỏ dầu và khí đốt gần thành cổ Palmyra. Ba mỏ dầu lớn đã bắt đầu hoạt động trở lại bình thường. Tổng cộng, 209 cơ sở sản xuất dầu mỏ và 3.000 phương tiện vận chuyển dầu của khủng bố đã bị phá hủy trong các cuộc không kích của Nga.

“Nhờ các cuộc không kích của Nga, việc cung cấp các nguồn lực của khủng bố cơ bản đã bị cắt”, Bộ trưởng Shoigu nói. Ngoài ra, các tuyến buôn bán dầu mỏ với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các nguồn cung cấp vũ khí chính cho khủng bố, cũng bị phá hủy.

Tuệ Minh (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !