Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ

Tam Quốc diễn nghĩa 1994 được coi là phiên bản được đầu tư chất lượng nhất, dàn diễn viên hùng hậu được đánh giá cao về năng lực diễn xuất. Cùng nhìn lại cuộc sống các diễn viên phim ngày ấy-bây giờ.
Giống như Hồng Lâu Mộng 1987, Tam Quốc diễn nghĩa là bộ phim truyền hình rất thành công được chuyển thể từ một trong Tứ đại danh tác nổi tiếng Trung Quốc.

Phim có quy mô hoành tráng với dàn diễn viên hơn 1000 người và hàng vạn các diễn viên phụ khác. Tổng kinh phí đầu tư lên tới 170 triệu NDT (hơn 586 tỷ đồng) cho 84 tập phim và thực hiện trong vòng 4 năm.

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 1

Các diễn viên của Tam Quốc diễn nghĩa 1994.

Phim được chia làm 5 phần với 6 đạo diễn và 6 biên kịch cùng làm việc. Với dàn diễn viên chính Đường Quốc Cường, Ngô Hiểu Đồng, Lý Tĩnh Phi, Tôn Ngạn Quân, Bào Quốc An, Lục Thụ Minh… cùng những trận đánh khốc liệt cùng bối cảnh hoành tráng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Tam Quốc diễn nghĩa không chỉ tái hiện câu chuyện lịch sử Trung Quốc mà còn làm sống lại những Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng thông minh, mưu trí, anh dũng song toàn.

Sau 20 năm, dàn diễn viên trong phim đã những lối rẽ khác nhau. Người đang sống hạnh phúc bên gia đình, có người lại cô đơn một thân một mình. Cũng có người mải miết với nghiệp diễn và có người đã về nơi vĩnh hằng. 

Trần Hồng – Điêu Thuyền

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 2

Dù không nhiều đất diễn song nhân vật Điêu Thuyền của Trần Hồng luôn khiến người xem bị lôi cuốn. Đây là vai diễn được coi là thành công nhất của Trần Hồng trong suốt sự nghiệp diễn xuất. Trước đó, “đại mỹ nhân” Trần Hồng từng gây ấn tượng với vai Tử Quyên trong Hồng Lâu Mộng 1987.

Giữa thập niên 90, người đẹp tham gia nhiều bộ phim truyền hình gây được tiếng vang như Mai hoa tam lộng, Đại Minh cung từ, Anh hùng xạ điêu 1998… Năm 1996, người đẹp kết hôn với đạo diễn Trần Khải Ca tại Mỹ và sinh được hai cậu con trai kháu khỉnh. Hiện tại, cặp đôi Trần Khải Ca – Trần Hồng được coi là cặp “chồng biên vợ diễn” hạnh phúc nhất làng giải trí Hoa ngữ.

Trương Quang Bắc – Lữ Bố

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 3

Có thể nói, Tam Quốc diễn nghĩa 1994 là bộ phim thành công nhất trong suốt sự nghiệp diễn xuất của Trương Quang Bắc. Dù đóng nhiều phim, song nhắc đến Trương Quang Bắc người ta chỉ nhớ tới nhân vật Lữ Bố oai hùng trên màn ảnh. Hiện nay, nam diễn viên vẫn tham gia đóng phim kiêm nhà sản xuất chương trình truyền hình và làm đạo diễn.

Bộc Tồn Hân – Tôn Sách

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 4

Trong số các diễn viên đình đám của Trung Quốc, chắc hẳn sẽ có nhiều người phải ghen tỵ với Bộc Tồn Hân vì ông rất có duyên diễn phim Tam Quốc. Không chỉ góp mặt với vai Tôn Sách trong Tam Quốc diễn nghĩa 1994 mà ông còn “vinh dự” được diễn nhiều vai khác trong tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại này. Năm 2002, ông đóng vai Tào Tháo gây nhiều tranh cãi trong Tào Tháo và Thái Văn Cơ. Tới năm 2008, ông lại được thể hiện Khổng Minh Gia Cát Lượng trong Tam Quốc chí: Rồng tái sinh.

Hà Tình – Tiểu Kiều

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 5

Hiếm có người đẹp nào như Hà Tình, được có mặt trong bốn tác phẩm truyền hình xuất sắc chuyển thể từ Tứ đại danh tác nổi tiếng. Hà Tình được mệnh danh là “mỹ nhân Tứ đại danh tác” trong làng điện ảnh Trung Quốc.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Hà Tình diễn vai nàng Tiểu Kiều, trong Hồng Lâu Mộng 1987, Hà Tình vào vai Tần Khả Khanh. Bà còn đảm nhận vai Lý Sư Sư trong Thủy Hử 1996 và Liên Liên trong Tây du ký 1986.

Đường Quốc Cường – Gia Cát Lượng

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 6

Đường Quốc Cường không chỉ là một diễn viên điện ảnh và truyền hình mà còn là một nghệ sĩ thư pháp nổi tiếng. Hầu hết trong các bộ phim cổ trang, ông thường tự tay chấp bút cho các bức thư pháp. Ngoài đời, ông còn là thành viên chính của Hiệp hội thư pháp Trung Quốc.

Với phong thái ung dung, tự do tự tại, Gia Cát Lượng là vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp diễn xuất của ông. Ngoài ra, Đường Quốc Cường còn thể hiện vai Ung Chính trong Vương triều Ung Chính 1998 và Mao Trạch Đông trong phim Trường chinh 2000.

Lưu Uy – Ngụy Diên thời niên thiếu

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 7

Vai diễn Ngụy Diên “phản chủ” trong Tam Quốc được thể hiện bởi bốn diễn viên: Lưu Uy, Vương Hiểu Dĩnh, Vương Thiệu Văn và Vương Tâm Hải. Lưu Uy đảm nhận vai Lưu Uy ở tuổi trưởng thành. Lưu Uy từng yêu đơn phương nàng “Tiểu Kiều” Hà Tình trong 5 năm. Hiện tại, Lưu Uy đã có một cuộc sống hạnh phúc bên vợ là Vương Hiểu Vũ và vẫn tham gia đóng vai phụ trong nhiều bộ phim truyền hình.

Triệu Việt – Tôn Thượng Hương

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 8

“Tôn phu nhân” Triệu Việt từng giành giải Hoa hậu châu Á tại Mỹ năm 1992 và “Hoa hậu ăn ảnh”. Tôn Thượng Hương là vai diễn ấn tượng nhất của bà trong số hàng chục phim truyền hình và điện ảnh. Hiện tại, Triệu Việt đang có một cuộc sống hạnh phúc bên chồng tại Mỹ.

Phan Việt Minh – Tôn Hưu

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 9

Chồng cũ của “ngọc nữ” Đổng Khiết từng đảm nhận một vai nhỏ trong Tam quốc và gây được ấn tượng mạnh với khán giả. Phan Việt Minh và Đổng Khiết kết hôn từ tháng 9/2008 và có một con trai chung rất kháu khỉnh. Tuy nhiên, cả hai từng gây “ầm ĩ” giới truyền thông khi “tranh giành” kể xấu nhau trên mặt báo. Tháng 10/2012, hai vợ chồng sống ly thân tới ngày 21/11/ 2013, Phan Việt Minh và Đổng Khiết chính thức ly dị.

Bảo Quốc An – Tào Tháo

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 10

Ngoài vai Tào Tháo đa mưu túc trí trong Tam Quốc, Bảo Quốc An còn rất có duyên với những vai Hoàng đế. Năm 1995, ông đảm nhận vai Đường Thái Tông trong Võ Tắc Thiên và Tùy Dương Đế trong Khai sáng thịnh thế 2006.

Cung Lệ Quân – Đại Kiều

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 11

Trong lịch sử, hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều có vẻ đẹp “sắc nước hương trời” khiến bao cánh đàn ông mê mẩn. So với người em Tiểu Kiều – Hà Tình thì nhan sắc của Cung Lệ Quân lại có phần “kém thế” hơn hẳn. Hiện tại, Lệ Quân vẫn tham gia đóng phim và đảm nhận những vai diễn phụ.

Vương Lộ Dao - My phu nhân

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 12

So với hình ảnh một My phu nhân lem luốc trong Tam Quốc diễn nghĩa, Vương Lộ Dao bây giờ có vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà và đài các. Bà từng góp mặt trong bộ phim truyền hình hài hước Thiên hạ đệ nhất mai mối đóng cùng Ngô Quân Như.

Dương Lập Tân – Hạ Hầu Kiệt

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 13

Sau thành công của phim, Dương Lập Tân còn tham gia rất nhiều phim truyền hình và điện ảnh. Tuy nhiên, các bộ phim sau đó đều không gây được tiếng vang lớn như Tam Quốc diễn nghĩa.

Từ Thiếu Hoa – Trương Liêu

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 14

Trước khi đảm nhận vai Trương Liêu trong Tam quốc diễn nghĩa, Từ Thiếu Hoa là gương mặt quen thuộc trên màn ảnh với vai Đường Tăng trong Tây Du Ký phiên bản 1986. Phiên bản Đường Tăng Từ Thiếu Hoa được rất nhiều khán giả yêu mến và đưa tên tuổi của ông lên hàng sao. Hiện nay, Từ Thiếu Hoa đang giữ chức Phó Viện trưởng Viện Kịch nói tỉnh Sơn Đông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kịch sân khấu tỉnh Sơn Đông.

Lý Vân Quyên – Chúc Dung phu nhân

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 15

Nhờ nhan sắc trời phú, Lý Vân Quyên từng đảm nhận vai Bọ Cạp tinh trong Tây Du Ký phiên bản 1982 và sau đó là Chúc Dung phu nhân trong Tam quốc. Sau này, bà đóng nhiều phim nhưng chỉ là vai phụ và không để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Diêm Hoài Lễ - Trình Phổ

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 16

Tên tuổi của Diêm Hoài Lễ nổi như cồn với vai diễn Sa Tăng trong Tây Du Ký 1986. Do tuổi cao và mắc bệnh phổi nghiêm trọng, ngày 12/4/2009, ông đã qua đời ở tuổi 73 tại Bắc Kinh.

Tào Lực – Lỗ Túc

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 17

Ngoài Tào Lực, vai Lỗ Túc còn có thêm hai diễn viên khác thể hiện là Mã Ngọc Lương và Tống Bang Quế. Ngoài việc diễn xuất, Tào Lực còn được biết tới là một họa sĩ hiện đại và từng mở nhiều triển lãm tranh tại Trung Quốc.

Hồng Vũ Trụ - Chu Du

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 18

Nhờ vai diễn Chu Du mà tên tuổi của Hồng Vũ Trụ được khán giả biết tới nhiều hơn. Hiện ông vừa là diễn viên kiêm nhà sản xuất phim truyền hình.

Lục Thụ Minh – Quan Vũ

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 19

Có thể nói, Quan Vũ là vai diễn “kinh điển” nhất của Lục Thụ Minh trong nhiều năm theo nghiệp diễn. Lục Thụ Minh từng góp mặt trong Hán Vũ đại đế với vai phi tướng quân Lý Nghiễm. Sau này, ông vẫn tham gia đóng phim song không được thành công như Tam quốc diễn nghĩa.

Lã Trung – Đổng Thái hậu

Diễn viên Tam Quốc diễn nghĩa 1994 ngày ấy - bây giờ - ảnh 20

Lã Trung là gương mặt quen thuộc trên truyền hình với những vai người mẹ chịu thương chịu khó hay dữ dằn. Bà từng đảm nhận vai Võ Tắc Thiên trong bộ phim truyền hình Thần thám Địch Nhân Kiệt năm 2000.

Theo Minh Phương/Khám phá

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !