Để giảm số ca tử vong, 3 việc khẩn cấp cần làm ngay
Theo báo cáo của Bộ Y tế trung bình trong 7 ngày qua số ca mắc của nước ta vẫn ở mức hơn 15 nghìn ca mỗi ngày. Số ca tử vong trung bình trong 7 ngày là 239 ca. Riêng ngày 16/12 số ca tử vong là 241 ca.
Lý giải tình trạng số ca bệnh tử vong tăng cao trong những ngày đầu tháng 12, Bộ Y tế cho rằng sau khi thực hiện nghị quyết 128 và quyết định 4800 về thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường.
Trong khi đó, mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, biến chủng Delta lây lan nhanh, đột ngột dẫn đến số ca mắc tăng và tăng số ca bệnh nặng và tử vong, gây quá tải hệ thống y tế một số địa phương.
Ngoài ra, những người đã tiêm vắc xin giai đoạn đầu ở thời điểm này hiệu quả của vắc xin đã giảm, người mới tiêm vắc xin cần thời gian để sinh thêm miễn dịch. Do vậy tỷ lệ trở nặng và tử vong cao.
Không những vậy, tâm lý chủ quan của người dân không thực hiện quy định về phòng, chống dịch, không thực hiện nghiêm 5K, còn tập trung đông người, không đeo khẩu trang dẫn tới tình trạng số ca nhiễm tăng lên, người bệnh khoẻ không có triệu chứng về lây cho người già, người có bệnh nền.
PGS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện nay qua báo cáo của các địa phương thì cho thấy phần lớn ca tử vong tại các tỉnh, thành phía Nam là người trên 50 tuổi có bệnh nền và đa số chưa tiêm vắc xin.
Tiêm vắc xin cho người cao tuổi phát huy hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng |
Để giảm tỷ lệ tử vong, PGS Sơn cho rằng tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực của các Trung tâm hồi sức điều trị người bệnh Covid-19, các tỉnh, thành phố phía Nam còn cần phải tăng cường quản lý người trên 50 tuổi có bệnh nền để giám sát chủ động, rà soát lại việc tiêm vắc xin Covid-19.
Ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở không nhận tiêm cho người cao tuổi, người mắc bệnh nền, dẫn đến đa số các trường hợp tử vong nằm trong nhóm này. Ví dụ như tại TP.HCM, An Giang… tỉ lệ tử vong do chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi chiếm khoảng 85%. Chắc chắn tỷ lệ người cao tuổi chưa tiêm vắc xin vẫn còn.
Để giảm số ca tử vong, theo PGS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc BV Phổi Trung ương, 3 việc cần làm khẩn khiết đó là:
Thứ nhất, các địa phương nhanh chóng rà soát lại những người trên 50 tuổi chưa tiêm vắc xin đặc biệt là trên 60 tuổi. PGS Nhung khẳng định tỷ lệ số người ở tuổi này chưa tiêm kèm theo bệnh nền chắc chắn còn sót nhiều vì đến hiện tại số ca nặng, tử vong đều rơi vào nhóm chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ.
Thứ hai, cần nhanh chóng tiêm mũi 3 vắc xin, không cần chờ đợi 6 tháng sau tiêm mũi 2 mà có vắc xin là tiêm ngay.
Theo các chuyên gia, hiện nay một số nước phát triển ở châu Âu, Mỹ… đã cho tiêm mũi 3 để cải thiện hiệu quả của vắc xin Covid-19 cũng như tăng cường bảo vệ trước những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Tại Thái Lan, những trường hợp tiêm vắc xin Sinovac (tương đương vắc xin Sinopharm có ở Việt Nam) thì sau tối thiểu 3 tháng người dân được tiêm mũi thứ 3 là vắc xin của AstraZeneca, Pfizer hoặc Moderna.
Nếu tiêm 2 mũi đầu là vắc xin AstraZeneca thì sau tối thiểu 6 tháng được tiêm mũi 3 là vắc xin của Pfizer hoặc Moderna.
Thứ ba, các địa phương cần nhanh chóng thành lập tổ Covid-19 cộng đồng, thành lập các trạm y tế lưu động có thể lấy các cơ sở y tế ở trường mầm mon giống như TP.HCM để tư vấn, theo dõi F0. Làm sao các phường, tổ dân phổ 100 % F0 được giám sát, theo dõi và khi trở nặng hỗ trợ họ tiếp cận y tế 1 cách sớm nhất.
PGS Nhung cho rằng các tỉnh có ca mắc cao hay ít cũng không nên thu dung hết các F0 vì như vậy tốn nhân lực y tế không cần thiết. Các trường hợp F0 nhẹ, không triệu chứng hoàn toàn theo dõi tại nhà được.
PGS Nhung cho biết BV Phổi Trung ương đã thực hiện mô hình chăm sóc F0 tại Vĩnh Phúc, dự kiến mô hình hoàn thành sẽ nhân rộng ra cả nước để giúp các địa phương quản lý, theo dõi F0 tốt nhất, giảm tỷ lệ tử vong.
Khánh Chi
Hai người ở chung phòng trọ, một người test nhanh dương tính, người còn lại phải làm sao?
Hiện em ở phòng trọ có 2 người ngủ và sinh hoạt chung với nhau nhưng bạn kia test nhanh vẫn âm tính, em dương bây giờ em cần làm những gì, bạn chung phòng có được cách ly y tế tại phòng cùng em hay không?
F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội muốn có thuốc điều trị gặp ai?
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, việc cấp thuốc cho các trường hợp F0 được theo dõi quản lý tại nhà là do trạm Y tế xã phường thị trấn cấp phát.
Ca mắc Covid-19 ở Hà Nội liên tục tăng, làm gì tránh thành F0?
Khi số mắc tăng quá cao, sức chịu đựng của ngành y tế sẽ không đủ dẫn tới nhiều trường hợp diễn biến nặng không được tiếp cận với y tế, tư vấn và điều trị kịp thời. Từ đó, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng sẽ tăng...