Đau ngực, khó thở, người phụ nữ sốc khi biết mình mắc bệnh hiếm gặp

Xuất hiện những cơn đau tức ngực phải kèm cảm giác khó thở trước khi đi viện 1 tuần, người phụ nữ 49 tuổi đã ngã quỵ khi biết mình mắc căn bệnh ung thư hiếm gặp mà nguyên nhân không thể ngờ tới. 

{keywords}
Amiăng – tác nhân chính gây ung thư trung biểu mô màng phổi

Khoa Phẫu thuật - Can thiệp tim mạch & Lồng ngực Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ điển Uông Bí vừa mới tiếp nhận một trường hợp mắc ung thư trung biểu mô màng phổi.

Đó là trường hợp bệnh nhân nữ N. T. T. P ( 49 tuổi, tại Phường Quảng Yên, Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) có tiền sử khỏe mạnh, khoảng 1 tuần trước vào viện người bệnh xuất hiện đau tức ngực phải kèm cảm giác khó thở khi hít sâu.

Qua kết quả chụp X-quang cho thấy có một lượng nhỏ dịch màng phổi phải. Người bệnh được chỉ định chọc hút làm xét nghiệm Giải phẫu bệnh, cho thấy có yếu tố nghi ngờ tế bào ác tính. Người bệnh tiếp tục được phẫu thuật nội soi lấy dịch và mẫu bệnh phẩm sinh thiết màng phổi phải.

Kết quả sinh thiết tại Bệnh viện xác định là u trung mô ác tính.

Xác định đây là trường hiếm gặp các bác sĩ khoa Giải phẫu bệnh đã hội chẩn ca bệnh cùng chuyên gia đầu ngành thuộc Đại học Y khoa Karolinska - Thụy Điển và nhận được kết quả trùng khớp. Điều này khiến bệnh nhân bất ngờ và sốc không thể ngờ mình lại mắc bệnh ung thư hiếm gặp – trung biểu mô màng phổi.

BSCKI. Nguyễn Đức Hoành – Trưởng khoa Phẫu thuật – Can thiệp Tim mạch & Lồng ngực cho biết, ung thư trung biểu mô màng phổi là loại ung thư hiếm gặp và khó chẩn đoán. Thời gian ủ bệnh dài, từ 10 đến 50 năm mới xuất hiện triệu chứng. Do vậy phần lớn người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn với tiên lượng xấu.

Theo một số tài liệu, amiăng là chất gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư thực quản, buồng trứng, và cả ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim)…

Phần lớn tuổi thọ trung bình của người bệnh sau khi được chẩn đoán chỉ từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị đa mô thức như hiện nay, bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… tỉ lệ sống cho người bệnh được cải thiện hơn.

“Trường hợp người bệnh N. T. T. P đã được tư vấn áp dụng phương pháp điều trị này: phẫu thuật cắt toàn bộ màng phổi thành, một phần cơ hoành và một phần màng tim, cùng với hóa trị và xạ trị tại khoa Phẫu trị- Xạ trị & Y học hạt nhân của Bệnh viện”, BSCKI. Nguyễn Đức Hoành thông tin.

Qua ca bệnh này, các bác sĩ khuyến cáo người dân có các triệu chứng như khó thở, đau ngực, ho khan và mệt mỏi… Đặc biệt là những người có tiếp xúc với amiăng nên thường xuyên khám sức khỏe, bao gồm chuyên khoa lồng ngực để phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, amiăng là nguyên liệu chính trong các tấm lợp A-C (tấm lợp fibro/pro xi măng) được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công trình, nhà xưởng, hộ gia đình… Tất cả các thao tác trong quá trình sản xuất sản phẩm chứa amiăng (xé bao, nghiền, trộn, khoan…) hay trong khi sử dụng (cắt, đập, phá dỡ các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng) đều có thể phát sinh bụi amiăng trong môi trường, và là nguyên nhân gây bệnh khi người dân hít phải bụi này.

Bên cạnh đó, các thói quen tận dụng, tháo dỡ các tấm amiăng vỡ để lát đường, làm chuồng trại… cũng làm tăng nguy cơ hít phải chất trên.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nông thôn hạn chế tiếp xúc với các vật liệu chứa amiăng; Nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn lao động như đeo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ…; Không tự ý tháo dỡ, vứt bỏ vật liệu chứa amiăng mà cần có tư vấn của cơ quan môi trường địa phương; Không dùng các tấm amiăng để lát đường, làm chuồng trại… là những việc cần làm để phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc amiăng.

Ung thư trung biểu mô màng phổi là dạng ung thư trung biểu mô phổ biến nhất, chiếm 80 – 90% trong tất cả các chẩn đoán. Mỗi năm, có khoảng 2.500 người được chẩn đoán mắc bệnh. Nguyên nhân gây ung thư phổ biến là do hít phải sợi amiăng.

Sau khi tiếp xúc với amiăng, có thể mất 10 đến 50 năm để xuất hiện các triệu chứng của ung thư trung biểu mô màng phổi. Các triệu chứng liên quan ngực và hệ hô hấp thường xuất hiện đầu tiên.

Các triệu chứng bao gồm: Đau ngực; ho khan. Giai đoạn trễ có thể ho ra máu, nuốt khó, mệt mỏi, sốt, tràn dịch màng phổi, đổ mồ hôi về đêm, khó thở, sụt cân…

 N. Huyền  

 

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !