Danh sách những văn kiện đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 31 (2)

Hội nghị lần này có thể coi là một vụ mùa “bội thu” về văn kiện; các Lãnh đạo đã ký Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư và thông qua/ghi nhận 55 văn kiện khác thuộc nhiều lĩnh vực

(Tiếp theo)

Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu tại Phiên thứ 23 Hội nghị Các bên liên hiệp quốc Công ước khung về Biến đổi khí hậu (UNFCCC-COP 23).

Tuyên bố gồm 22 mục trong đó ghi nhận các kết quả của thế giới đã được thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, khẳng định lại các cam kết đối với Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và nhu cầu phát triển và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực và các hỗ trợ tài chính. Tuyên bố cũng đưa ra quan điểm và các cam kết của ASEAN đối với các hoạt động về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái hướng tới thực hiện thỏa thuận Paris. Đồng thời, Tuyên bố cũng thể hiện mối quan tâm và quan điểm chung của ASEAN đối với các vấn đề biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP-23.

Tuyên bố chung về thúc đẩy phụ nữ, hòa bình và an ninh tại ASEAN.

Tuyên bố gồm 18 mục trong đó nhấn mạnh các thách thức chung, và đặc biệt đối với phụ nữ, trong bối cảnh xung đột và chủ nghĩa cực đoan tăng cao, tầm quan trọng của hoà bình và an ninh đối với phát triển bền vừng; từ đó thể hiện cam kết giải quyết các vấn đề giới, đặc biệt là bảo vệ các quyền của phụ nữ, trong các tình huống xung đột vũ trang, đảm bảo yếu tố giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở mọi cấp độ trong các sáng kiến và chiến lược ngăn chặn và giải quyết xung đột và các nỗ lực vì hoà bình, và kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm đàn ông và các tổ chức quốc tế và xã hội trong thúc đẩy chương trình nghị sự về phụ nữa, hoà bình, và an ninh.    

b.     Văn kiện của ASEAN với các Đối tác

Tuyên bố ASEAN-Hoa Kỳ về các vấn đề mạng và kinh tế số:

Nội dung Tuyên bố:

        - Ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet ở Đông Nam Á đã tạo cơ hội tốt cho phát triển kinh tế số ở khu vực;

        - Khẳng định ASEAN Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế số và an ninh mạng trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, ADMM+ , AMMTC và các khuôn khổ quốc tế liên quan;

        - Hai bên nhất trí hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong khu vực thu hẹp khoảng cách số thông qua các chương trình xây dựng năng lực, chia sẻ thực tiễn tốt; đẩy mạnh hợp tác về đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển của kỷ nguyên số.

        - Thúc đẩy thương mại điện tử, bảo đảm cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm quyền con người theo pháp luật quốc gia.

        - Bảo đảm an ninh mạng, quản lý rủi ro, chống lan truyền tư tưởng khủng bố qua mạng với sự tham gia của các chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan.

       - Đẩy mạnh phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, trong đó đi đầu là các nước phát triển. Triển khai Tuyên bố này sẽ mang lại lợi ích cho Việt nam trong việc thu hẹp khoảng cách số với các quốc gia trong khu vực, mở ra các cơ hội hợp tác thương mại mới, xây dựng các chương trình nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm…

        - Nước ta chủ trương thúc đẩy an toàn thông tin và an ninh mạng: Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 19/11/2015; Dự án Luật An ninh mạng hiện đang được Bộ Công an soạn thảo. Như vậy, việc triển khai Tuyên bố sẽ góp phần giúp ta nhận được hỗ trợ kỹ thuật của các nước phát triển trong ASEAN cũng như Hoa Kỳ, nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn sử dụng mạng, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và thúc đẩy quản trị mạng hiệu quả.

Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về thập kỷ bảo vệ môi trường biển và bờ biển ở Biển Đông:

Nội dung của Tuyên bố:

        - Nhắc lại cam kết trong các văn kiện liên quan đến bảo vệ môi trường biển của LHQ cũng như các văn kiện giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó có Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện DOC (2016);

        - Thúc đẩy khai thác nghề cá có trách nhiệm, sử dụng các phương pháp đánh cá thân thiện với môi trường, phòng chống các hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không có báo cáo, không theo quy định (IUUF);

        - Thúc đẩy hợp tác  bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và bờ biển, giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giữ nguồn nước sạch, bảo đảm an sinh và kinh tế của người dân;  

        - Hợp tác bảo vệ và bảo tồn các loài động vật/sinh vật hoang dã, loài di cư, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng

Tuyên bố chung các lãnh đạo về đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) quyết tâm theo đuổi chính sách thương mại mở, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực để phát triển kinh tế, nhấn mạnh vai trò và tiềm năng của Hiệp định RCEP như động lực cho hội nhập kinh tế và phát triển toàn diện với các chỉ số tích cực như chiếm gần 1/2 dân số toàn cầu, 1/3 sản xuất toàn cầu, 28,5% thương mại toàn cầu và thu hút 1/5 đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Điểm lại các kết quả cụ thể của đàm phán RCEP trong 18 lĩnh vực (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, nguyên tắc xuất xứ, Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn vệ sinh và dịch tễ…), các Lãnh đạo đề ra các nguyên tắc trong đàm phán RCEP trên cơ sở Bộ hướng dẫn nguyên tắc và mục tiêu cho đàm phán RCEP, các cam kết trong FTA ASEAN+1, có tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia đàm phán, có linh hoạt cho các nước kém phát triển trong ASEAN. Các nhà Lãnh đạo cũng hoan nghênh sự tham gia của đại diện khối doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các đối tượng khác để đảm bảo tính toàn diện của Hiệp định.

Ghi nhận những khó khăn trong quá trình đàm phán, các nhà Lãnh đạo đề nghị các Bộ trưởng Kinh tế, quan chức tham gia đàm phán nỗ lực để hoàn tất Hiệp định trong năm 2018.

Tuyên bố ASEAN+3 về Hợp tác an ninh lương thực

Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của an ninh lương thực và cam kết hợp tác giữa các nước trong khu vực cũng như với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Các biện pháp hợp tác cụ thể bao gồm: (i) triển khai các cam kết trong khuôn khổ SDG; (ii) tăng cường các cơ chế, thỏa thuận hợp tác khu vực, đối thoại và phối hợp chính sách, hành động giữa các nước và triển khai kế hoạch nâng cao năng suất, giảm thiểu tổn thất trước và sau thu hoạch; (iii) tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; (iv) bảo quản và sử dụng tiết kiệm lương thực; (v) phối hợp lập trường về các vấn đề như biến đổi khí hậu, kiểm dịch qua biên giới; (vi) tăng cường Quỹ dự trữ lúa gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR) và đơn giản hóa quy trình thủ tục để sử dụng APTERR khi xảy ra thiên tai; (vii) thúc đẩy trao đổi thông tin về các hàng hóa lương thực chủ yếu; (viii) nâng cao sức cạnh tranh của nông dân, các SMEs hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp…

2.     Văn kiện ghi nhận tại HNCC-31

Chỉ số phát triển thanh niên lần thứ nhất

Ngoài những chỉ số về các lĩnh vực ưu tiên trong KHHĐ 2016-2020, YDI cũng bao gồm các chỉ số theo chuẩn mực quốc tế như các chỉ số về phát triển bền vững và phát triển con người. Tại Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên là cơ quan chủ trì xây dựng YDI và Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin số liệu.

Tuyên bố chung ASEAN về hóa chất và Chất thải độc hại tại Cuộc họp lần thứ 13 Hội nghị các Bên Công ước Basel (BC COP-13), Cuộc họp lần thứ 8 Hội nghị các bên Công ước Stockkholm (SC COP-18)/Các cuộc họp của COPs năm 2017 các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm.

Tuyên bố gồm 23 mục trong đó nhấn mạnh các mục tiêu trong Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc và các Công ước quốc tế về môi trường, hóa chất và chất thải nguy hại, hướng tới phát triển bền vững, xây dựng một Cộng đồng ASEAN thu nạp, tự cường và bền vững, phát triển bền vững để bảo đảm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên thiên nhiên và chất lượng cuộc sống cao cho người dân, bảo tổn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường khỏi các chất thải và hóa chất nguy hiểm qua biên giới. Qua đó, khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực, thiết lập mạng lưới bảo vệ môi trường; quản lý thân thiện môi trường và giảm thiểu đối với hóa chất, các chất thải nguy hại tác động tới môi trường; kêu gọi việc thông qua và tăng cường thực hiện các Công ước quốc tế liên quan đến hóa chất và chất thải nguy hại.

Lam Giang

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !