Dành cả thanh xuân đi hiến máu để trả ơn người đã cứu mình khi bị tai nạn

Hành trình Đỏ không những đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu, điều trị tại các địa phương trong dịp thiếu máu hè mà còn góp phần điều tiết máu trên phạm vi toàn quốc.

Dành cả thanh xuân đi hiến máu

Anh Nguyễn Văn Thanh (Mê Linh, Hà Nội), một người hiến tiểu cầu quen thuộc của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Dù mới 26 tuổi nhưng anh đã sở hữu số lần hiến máu, hiến tiểu cầu đáng kinh ngạc: 103 lần.

Đối với anh Thanh, việc hiến máu và tiểu cầu trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Cứ đến lịch là anh Thanh lại qua viện hiến.

Từng chứng kiến người bị tai nạn giao thông cần truyền máu trong viện, anh Thanh càng quyết tâm gắn bó với hành trình trao sự sống này. Chàng trai trẻ coi hiến máu là hạnh phúc.

Chị Hoàng Thị Thùy Linh (Ngân hàng nhà nước tỉnh Hòa Bình) đã gắn bó hơn 10 năm với công việc hiến máu tình nguyện. Chị Linh cho biết bản thân có một mối duyên kì lạ với nghĩa cử cao đẹp này. Chị Linh đã từng được vinh danh là Người hiến máu tiêu biểu toàn quốc.

{keywords}
Anh Nguyễn Văn Thanh, chàng trai 26 tuổi với 103 lần hiến máu, hiến tiểu cầu

Chị Linh cho biết từ khi còn là sinh viên ở Hà Nội chị đã tham gia hiến máu. Khi đó chị Linh chỉ nghĩ đơn giản là tham gia phong trào của thanh niên. Sau này khi trở về Hoà Bình làm việc, có 1 lần trên đường đi công tác chị Linh bị tai nạn giao thông và được một người qua đường tình cờ giúp đỡ. Khi vào viện cấp cứu, người cứu chị cũng trực tiếp hiến máu cho chị nhờ đó chị được được cứu sống.

Hơn 10 năm nay chị Linh vẫn cố gắng đi tìm ân nhân của mình để trả ơn nhưng không tìm được. Được nhận máu từ người không quen biết, chị Linh cố gắng hiến máu mỗi khi đủ điều kiện để có thể giúp đỡ những người cần máu.

Chị coi đó là cách để mình trả ơn người đã cứu mình năm đó vì có lẽ bản thân họ khi ấy cũng giúp đỡ rất vô tư mà không cần nhận được sự báo đáp.

10 năm kết nối dòng máu Việt

Chiều 30/7, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình Hành trình Đỏ - Kết nối dòng máu Việt (2013 – 2022).

Ra đời trong sự cấp thiết về việc đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu và điều trị, Hành trình Đỏ đã trở thành hoạt động trọng tâm của chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” hằng năm và ngày càng nhận được sự tham gia của nhiều địa phương và sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

{keywords}
TS Khánh chia sẻ về chặng đường 10 năm của Hành trình Đỏ.

TS Bạch Quốc Khánh – viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, cho biết sau 10 năm Hành trình đỏ đã đạt được nhiều thành công đó là ý thức hiến máu trong cộng đồng. Nhờ có Hành trình Đỏ chúng ta cũng vượt qua được đợt Covid-19 vừa qua.

Nếu không có sự hỗ trợ hiến máu của cộng đồng thì khi đại dịch xảy ra sẽ thiếu máu trầm trọng. Hành trình Đỏ còn khắc phục được tình trạng thiếu máu vào mùa hè.

Năm 2022, trong 2 tháng Hành trình Đỏ đã tiếp nhận được 120 nghìn đơn vị máu, đảm bảo được máu cho công tác điều trị trong năm 2022.

Bên cạnh mục tiêu hiến máu cho mùa hè, Hành trình Đỏ còn đưa đến cho các lớp trẻ có ý thức hơn về hiến máu tình nguyện. Hành trình Đỏ cũng nhận được sự giúp đỡ của các UBND tỉnh. Nhiều cán bộ trực tiếp tham gia hiến máu giúp công tác hiến máu ở các địa phương cũng diễn ra tốt.

Hành trình Đỏ trong 10 kỳ tổ chức (2013 – 2022) đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, 462 ngày tổ chức, 2.365 buổi hiến máu, tiếp nhận gần 700.000 đơn vị máu.

Đã có 58/63 tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức Hành trình Đỏ; 5 địa phương tổ chức cả 10 kỳ: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và nhiều địa phương đã tổ chức 9 kỳ, 8 kỳ…

Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công Hành trình Đỏ với các ngày hội trên 1.000 đơn vị máu, tổ chức với hình thức Hành trình Đỏ mini ngay tại địa phương và đưa các ngày hội hiến máu về huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Hầu hết các địa phương cũng lồng ghép tôn vinh các tập thể, cá nhân hiến máu tiêu biểu trong khuôn khổ sự kiện Hành trình Đỏ; qua đó vừa tạo hiệu ứng truyền thông tốt, vừa lan toả được những tấm gương tích cực về hiến máu tình nguyện.

Khánh Chi  

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !