Đàn vạc ngàn con miền Tây: Bỏ thì thương, dưỡng thì thiệt!

Hơn 6 năm qua, hàng ngàn con vạc trú ngụ trong khu vườn gần 2ha của ông Lê Văn Chìa (67 tuổi ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ- Trà Ôn).
Niềm vui vì gia đình ông có được không gian xanh- “đất lành chim đậu”- chưa được bao lâu thì nỗi lo đến. Chỉ vì muốn bảo tồn đàn vạc mà gia đình ông thất thu kinh tế cả trăm triệu đồng mỗi năm…

Đàn vạc ngàn con miền Tây: Bỏ thì thương, dưỡng thì thiệt! - ảnh 1
Vợ chồng ông Hai Chìa bắt một con vạc để chụp hình gửi mẫu đến cơ quan chức năng giám định (sải cánh của con vạc dài hơn 1m).

Khoảng giữa năm 2007, vườn nhãn nhà ông Hai Chìa bỗng xuất hiện đàn vạc vài chục con. Lúc đầu ông nghĩ chúng trú tạm một thời gian ngắn rồi đi, nhưng có lẽ do gia đình ông quý đàn vạc này nên canh giữ không cho ai bắn phá. Như hiểu được tấm lòng của ông, chúng rủ nhau về trú ngụ ngày càng đông và cứ thế sinh sôi nảy nở, ước hiện khu vườn có đến hàng ngàn con vạc.

Khoảng 5- 6 giờ sáng mỗi ngày là khu vườn của ông rộn lên với từng đàn, từng đàn vạc bay về sau một đêm đi kiếm ăn. Mỗi đàn có vài chục con đến cả trăm con, biểu diễn những đường chao cánh tuyệt đẹp và tiếng đập cánh phành phạch hòa tấu cùng tiếng kêu “oạc, oạc, oạc” xao động cả một khung trời. 

Chúng đậu trên những cây nhãn, tạo nên một không gian tuyệt vời như ở những nơi bảo tồn động vật hoang dã. Lần theo bước chân nhè nhẹ của ông Hai, chúng tôi đi vòng quanh khu vườn nhãn, thấy dưới đất trải đầy phân chim, trên những nhánh nhãn thì san sát những tổ chim lớn.
 
Vào đến giữa khu vườn, ông Hai vỗ tay vài cái thì ào ạt hàng trăm con chim lớn như con cò và có màu xám ngắt bay lên và hoảng hốt kêu “oạc… oạc…” Ông Hai khẳng định đây là loài vạc cùng họ với cò nhưng khác màu và thân mình to hơn, chân và mỏ cũng có vẻ ngắn hơn cò.

Vì yêu quý động vật hoang dã, gia đình ông Hai Chìa quyết định bảo tồn loài vạc này. Cùng với ông, người cháu tên Lê Phước Đại có 5 công nhãn nằm cặp vườn nhãn của ông Hai cũng để cho vạc “ở nhờ”, nên khu vườn nhãn cho vạc ở đã lên đến 2,4ha.

Khi mùa nhãn ra hoa, ông và người cháu muốn tưới thuốc, rải phân thì phải làm vào ban đêm. Lúc đó, đàn vạc đi ăn đêm, nên không sợ động khiến chúng di cư nơi khác. 

Khi đến mùa thu hoạch nhãn thì phiền phức không kém, vì phải hái trái từng cây một và thu hoạch cuốn chiếu, hết liếp này mới qua liếp khác. Việc hái nhãn cũng hết sức nhẹ nhàng, ra vườn không ai dám nói chuyện lớn tiếng, sợ đàn vạc “giận mà bỏ đi”…

Tuy đàn vạc làm tổ và trú ngụ trên cây nhãn đã gây thiệt hại không nhỏ về năng suất nhãn nhưng vì yêu quý chúng nên ông Hai chấp nhận. Thời gian dần trôi, đàn vạc sinh sản càng nhiều và vạc còn bẻ cong những đọt nhãn để làm tổ nên nhánh bị chết khô rất nhiều. 

“Chỉ tính riêng khu vườn cho vạc ở là 15 công, mỗi công tôi trồng 20 cây nhãn, mỗi cây nhãn trên 15 năm tuổi của gia đình hiện thu hoạch trên 50 kg/cây. Nhưng đàn vạc trú ngụ làm thiệt hại hơn 2/3. Vậy, nếu tính giá nhãn 10.000 đ/kg như hiện nay thì mỗi năm gia đình tôi thất thu cả trăm triệu đồng”- ông Hai Chìa nhẩm tính.

Ngoài việc thất thu nhãn, khu vườn của ông cũng thường xuyên có kẻ rình săn vạc. Nhiều lúc ông ra vườn thấy xác của những con vạc gãy cánh, nằm chết thối rất thảm thương. Việc chăm sóc nhãn mà tránh làm động đàn vạc đã là một việc vất vả, nhưng vất vả hơn chính là gìn giữ đàn chim không bị săn trộm.

Đàn vạc ngàn con miền Tây: Bỏ thì thương, dưỡng thì thiệt! - ảnh 2
Cứ mỗi sáng, đàn vạc lại bay về trú ngụ trong vườn nhãn sau một đêm đi kiếm ăn.

Vợ ông Hai Chìa- bà Lê Kim Thôi nói: “Mặc dù đàn chim trú ngụ gây khó khăn trong việc chăm sóc vườn, nhất là việc giữ gìn đàn chim không cho người khác vào vườn bắn phá hết sức vất vả, nhưng mỗi buổi chiều nhìn thấy đàn chim bay đi ăn là chúng tôi thấy rất vui”.

Ông Hai cho biết: Vợ chồng ông có 3 người con, cho đi học đại học xong rồi bám lại làm việc trên các thành phố. Ông bà sống thui thủi, may mà có thằng cháu kế bên chạy qua chạy lại giúp đỡ... Từ khi có đàn chim về trú ngụ đến nay, ông không dám đi đâu xa. 

Suốt ngày đêm, ông cùng người cháu canh chừng, không cho người vào săn trộm bằng súng hơi. Còn kẻ săn vạc thì gièm pha, cạnh khóe rằng “chim trời cá nước…”, thậm chí ghét bỏ 2 người nặng lòng với đàn vạc.

Một ngày không hẹn trước, chúng tôi đến thì bà Hai bảo ông đi chợ, hẹn khi khác và không dám mở cổng mời chúng tôi vào nhà. Khi tìm hiểu kỹ bà Hai mới thở phào nói nhỏ: “Ổng đi Sóc Trăng mà đâu dám nói, chỉ nói đi chợ. Ai đến tìm cũng không dám mở cổng, biết được không có ổng ở nhà là đàn vạc sẽ bị phá hết…”

2 ngày sau, chúng tôi lại đến theo cuộc hẹn, ông Hai mới trút hết nỗi lòng: “Cảm động và muốn bảo tồn, tôi đã gởi đơn kêu cứu khắp nơi mong hỗ trợ kinh phí để xây dựng hàng rào và bù lỗ phần nào thiệt hại kinh tế vườn.
 
Tuy nhiên, gần 3 năm qua, có nhiều cơ quan chức năng đến khảo sát, nhưng vẫn chưa được cơ quan nào trả lời dứt khoát là có nên bảo tồn hay không. Chờ đợi mỏi mòn, thằng cháu (anh Lê Phước Đại) có 5 công vườn kế bên phải phá bỏ cây tạp, đuổi đàn vạc trong vườn đi, nhằm bảo vệ cây nhãn để thu hoạch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến đàn vạc, tôi bảo vệ không nổi thì… đàn vạc có nguy cơ mất”.

Hiện nay, nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng do con người săn bắt bừa bãi. Cũng giống như nhiều loài khác, loài vạc cũng ngày càng vắng bóng trên bầu trời miền Tây.
 
Với ông Hai Chìa, đây là loài vật hoang dã và số lượng ngày càng ít dần, hiện tại dù thiệt hại và khó khăn nhưng ông cũng quyết bảo vệ đàn vạc và mong rằng cơ quan chức năng sớm quan tâm và có phương án bảo tồn.

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tìm đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Long, nơi đây cho rằng đã giao cho Chi cục Môi trường thuộc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh khảo sát và đánh giá. UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đã có văn bản yêu cầu Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Trà Ôn nắm tình hình. Thế nhưng đã nhiều năm trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái gì…

Nguồn: Báo Vĩnh Long

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !