Đám cưới dang dở của con trai điền chủ và nữ biệt động Sài Gòn

Câu chuyện tình yêu thời chiến của cô gái hậu cần và người lính trẻ tưởng sẽ xây thành một gia đình êm ấm, không ngờ, lễ thành hôn cũng là thời khắc họ phải chia tay nhau mãi mãi bởi đạn bom...

Cha mẹ mất sớm, Trần Thị Yến Ngọc (thường gọi là Thu “Bà Điểm”) được gửi cho người chị cùng mẹ khác cha ở ấp Đông Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM.

Người chị khó tính, muộn chồng dạy em bằng đòn roi, khiến Thu tuy còn nhỏ nhưng đã biết việc đồng áng và làm hết việc nhà.

Năm 12 -13 tuổi, Thu mới đi cấy lúa về, đang  xắn quần đứng trước nhà thì thấy chàng trai lấm lem sình lầy vào xin nước rửa chân. Cô gái mới lớn chỉ kịp biết chàng trai tên Huỳnh, ở ấp Hậu Lân, rồi e thẹn chạy trốn mất.

Thu sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Hồi 4-5 tuổi cô đã nghe các chú bàn bạc chuyện đánh giặc. Vì vậy, năm 14 tuổi, Thu quyết định thoát ly vào rừng.

Theo ý chí quyết tâm của Thu, tổ chức điều cô vào căn cứ Trung ương Cục miền Nam (căn cứ R) ở rừng Dương Minh Châu, Tây Ninh. Đây là nơi địch thường xuyên thả bom, càn quét khốc liệt.

Bà Thu "Bà Điểm" năm 19 tuổi lúc hoạt động cách mạng. Ảnh: Tư liệu

Tại căn cứ R, Thu vừa làm công tác hậu cần, bắt cá, trồng lúa, trồng cây lương thực, cắt cỏ tranh lợp nhà vừa tranh thủ học chính trị, quân sự, quân khí… 

Cũng tại đây, Thu vô tình gặp lại người con trai năm nào. Chàng trai lúc này đã là cán bộ bảo vệ cơ sở, với tài bắn súng thiện xạ.

Sau này Thu mới biết chàng trai tên Bùi Văn Huỳnh đã cảm mến cô ngay từ cái ngày vào xin nước rửa chân. Khi Thu 16 tuổi, hai người chính thức yêu nhau.

Đám cưới giữa rừng

Gọi là yêu, nhưng giữa lúc còn chiến tranh, bom đạn khốc liệt, cả hai chẳng dám thổ lộ, hẹn hò. Đến cái nắm tay họ cũng e ngại. Hai người chỉ biết quyết tâm chiến đấu, mong sớm đến ngày hòa bình, thống nhất.

“Lúc đó tôi cũng chưa hẳn là yêu mà là thương người đồng đội gian khổ, giỏi giang. Nhiều khi anh đi đánh địch về, quần áo rách tả tơi, nhìn thấy cô y tá băng bó cho anh, lòng tôi dâng lên niềm thương vô hạn”, ánh mắt người phụ nữ chùng xuống, nhìn xa xăm, hồi tưởng về mối tình đầu trong thời khắc máu lửa đau thương.

Ngày trẻ, bà Thu đẹp nên ông Huỳnh đi đâu cũng khoe với đồng đội: “Tao có người thương rồi”. Tiếp đó, ông lấy tình yêu với người con gái bé nhỏ cùng quê để tiếp thêm động lực, ý chí chiến đấu cho mình.

Thương nhau được vài tháng, ông ngỏ ý muốn làm đám cưới.

Bà Thu nhớ lại, ông Huỳnh đánh giặc rất giỏi lại chan hòa với đồng đội nên ai cũng thương. Đám cưới của hai người lập tức được tổ chức tán thành.

Đầu năm 1967, đôi trẻ làm lễ thành hôn ở đơn vị.

Ông Huỳnh là con một điền chủ giàu có ở khu vực ngã tư Trung Chánh, Hóc Môn. Nhà ông có ruộng vườn bao la. Vì vậy, mỗi khi gia đình lên căn cứ thăm con, ông lại được người thân cho nhiều tiền xài. Có tiền, ông ra quán tạp hóa của dân ở vùng giải phóng, gửi mua cho được chè lam để làm lễ vật cưới. 

Bà Thu "Bà Điểm" tại dịp họp mặt kỷ niệm 40 năm Mậu Thân, gặp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (áo trắng) và Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu). Cố Thủ tướng từng được bà Thu cứu thoát chết trong một lần địch thả pháo M79 ngay chỗ ông đứng tại căn cứ R. Ảnh: Tư liệu

 Lễ thành hôn xong xuôi, hậu cần bẫy được con gà rừng nấu cháo cho đơn vị ăn mừng đôi trẻ. Nồi cháo bưng lên chưa ai kịp ăn đã phải buông chén, đũa vì tiếng pháo chùm rền rã vang lên, báo hiệu một trận càn khốc liệt sắp diễn ra.

Mọi người cùng nhau nhảy xuống chiến hào, tập hợp đơn vị lại để chiến đấu.  

Trận càn đó, địch bị tiêu hao rất lớn về lực lượng, thiết bị, còn phía ta tổn thất không nhiều.

Sau khi đánh xong, sợ bị lộ căn cứ, các đơn vị của ta bao gồm cả đơn vị hậu cần của bà Thu dọn sạch tư trang, lương thực hành quân đi chỗ khác.

Kể từ buổi lễ thành hôn ngày hôm đó, vợ chồng mới cưới chưa kịp có đời sống vợ chồng một ngày nào. Họ cũng chưa kịp nói lời chia tay nhau đã bị chia cắt bởi khói lửa, đạn bom và vĩnh viễn không bao giờ gặp lại.

Ông Huỳnh hành quân đi đánh giặc triền miên qua những chiến trường khốc liệt khác. Còn bà Thu gia nhập lực lượng Biệt động Sài Gòn hồi cuối năm 1967. Tiếp đó, bà vào nội thành làm giao liên để chuẩn bị cho Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

Khi cuộc tổng tiến công đạt được thắng lợi lớn, bà Thu được điều sang Campuchia. Nhiều năm sau bà vẫn làm công tác tải thương ở chiến trường này.

Năm 1971, giữa lúc làm nhiệm vụ, bà nhận tin chồng hy sinh. Nén nỗi đau thương, và nhớ nhung chồng đằng đẵng, bà gạt nước mắt tiếp tục công tác.

Thời gian sau, thấy người phụ nữ tuổi đời còn ít, lấy chồng mà chưa từng được hưởng niềm hạnh phúc gia đình ngày nào, đồng đội động viên bà đi bước nữa. Cuối cùng, bà mạnh dạn đến với người chiến sỹ ở Sư đoàn 9.

Tuổi già, bà về quê nuôi con, cháu và chăm sóc chu đáo cho người chồng ốm đau trước khi ông qua đời.

Hiện bà là Trưởng ban liên lạc đơn vị Bảo đảm chiến đấu A20-30, F100, biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định. Bà còn tích cực làm công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân và ghi nhận công lao của đồng đội, của đơn vị bà từng chiến đấu. 

Nguyễn Tuyết

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !