Đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

Chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2021 là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Tạo chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm. Chủ đề của Tháng hành động năm 2021 là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan Trung ương về việc hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021.

Theo đó, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 sẽ là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn quốc; thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Những mục đích, yêu cầu đặt ra trong việc triển khai Tháng hành động này gồm: Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới, và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Cùng với đó, tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là các vụ bạo lực diễn ra trong môi trường gia đình, trong thời gian cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động cần tuân thủ các quy định của cơ quan y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật,  chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Đa dạng hoạt động

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị cần tổ chức Lễ phát động Tháng hành động với hình thức phù hợp; tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế như: truyền thông trực tiếp; tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình; hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn; các trang thông tin điện tử, báo điện tử và các mạng xã hội...

Những hoạt động chính trong Tháng hành động gồm: Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2021; tuyên truyền về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vai trò của việc tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

Tổ chức các cuộc thi về chủ đề bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới (thi tìm hiểu pháp luật, sáng tác, sân khấu hóa, hội diễn tuyên truyền viên giỏi), giao lưu văn nghệ, thể thao...; tổ chức hoạt động hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2021 nói riêng...

Chỉ đạo các cơ quan triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tăng cường các hình thức kiểm tra về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động; xử lý nghiêm các vụ vi phạm về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội...

Việt Hà

Vẫn phổ biến quan niệm phổ biến phụ nữ là "người kiếm tiền phụ"

Bất chấp những tiến bộ của phụ nữ trong nền kinh tế, hiện vẫn tồn tại phổ biến quan niệm phụ nữ chỉ là "người kiếm tiền phụ", nam giới mới là những người có thu nhập chính.

Bộ TT&TT thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

Trong những năm qua, Bộ TT&TT đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Các chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt so với kế hoạch.

Nhiều rào cản lớn trong thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam

Báo cáo “Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021” đã chỉ rõ những rào cản lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng phân tích những vấn đề mới nổi trong đại dịch Covid-19.

VNPT ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển phụ nữ VNPT

Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn VNPT vừa ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển phụ nữ VNPT”. Đây là cơ hội và cũng là trách nhiệm của mỗi phụ nữ VNPT góp phần vào thành công chung của Tập đoàn.

Nỗ lực để phụ nữ, trẻ em Việt sống một cuộc sống không bạo lực

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết, Liên Hợp Quốc cam kết hưởng ứng tích cực Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới của Việt Nam.

Sẽ tăng cường áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng Giới

Cùng với lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021, nhiều hoạt động đã được diễn ra tại nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước.

Nhiều doanh nhân nữ đứng vững trong đại dịch

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn đứng vững, đạt mức tăng trưởng cao, truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ, khởi nghiệp và những nữ doanh nhân khác.

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các hình thức phân biệt đối xử và bạo lực giới

Đó là khuyến nghị của ông Kidong Park, quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc, tại Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực 2021 diễn ra mới đây.

Tăng hiệu quả khi lồng ghép giới vào truyền thông quảng cáo

Những chiến dịch truyền thông, quảng cáo có lồng ghép giới sẽ có thể giúp nhiều nhãn hàng tăng hiệu quả kinh doanh.

Đang cập nhật dữ liệu !