Đắk Nông hướng tới phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm phát huy các lợi thế về đất đai, nguồn nước, hướng đến nền sản xuất hiện đại, mang lại giá trị cao và thân thiện với môi trường.

Với điều kiện sẵn có về tự nhiên, Đắk Nông hiện đang nắm giữ những lợi thế rất lớn để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Theo số liệu, tỉnh có 592.997ha đất nông nghiệp, chiếm 91,01% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây lâu năm là 19.997ha chiếm 30,7% tổng diện tích. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày; ngoài ra, diện tích đất nương rẫy còn khá lớn.

Khí hậu của tỉnh vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình tại đây dao động trong khoảng từ 22-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 35 độ C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 14 độ C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.000-2.300 giờ. 

Đắk Nông đang dần chủ động trong chuyển hướng chăn nuôi theo quy mô trang trại sạch.

Tỉnh có lượng mưa trung bình năm từ 2.200-2.400 mm, lượng mưa cao nhất 3.000 mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày. Không những vậy tại đây còn có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng nhiệt đới.

Trên thực tế, thời gian qua ngành nông nghiệp của tỉnh luôn có những bước phát triển ấn tượng, mức tăng trưởng của ngành đạt trung bình 7% trong suốt 10 năm (2005-2016), giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng liên tục được nâng cao. Dù ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển chưa toàn diện, năng suất chưa cao như kỳ vọng, dư địa phát triển còn lớn… nhưng không thể phủ nhận những thành quả mang lại đã giúp đời sống nông dân ngày càng phát triển. Cũng chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải xây dựng được nền nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến sản xuất bền vững để thu nhập của người nông dân ngày càng cao hơn nữa.

Ý thức được những lợi thế trên và đòi hỏi từ thực tế, từ nhiều năm qua tỉnh đã định hướng phát triển các ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Mới đây tỉnh đã đưa ra dự thảo Quy hoạch Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 để các cá nhân, tổ chức góp ý. Theo dự thảo đề án, đến năm 2030 toàn tỉnh có 19 vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tổng diện tích quy hoạch là 9.510ha, đến năm 2035 toàn tỉnh có 36 vùng với diện tích quy hoạch 11.010 ha. Tổng số vốn thực hiện dự kiến hơn 2.600 tỷ đồng. Trong đó thị xã Gia Nghĩa sẽ tập trung vào các loại cây như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả; Đắk Glong là cà phê, hồ tiêu, bò thịt, bò sinh sản, cá nước ngọt; Đắk Mil là cà phê, cây ăn quả, giống thủy sản; Krông Nô là cà phê, ngô, bò thịt, bò sinh sản, cá nước ngọt, lúa; Đắk Song là cà phê, hồ tiêu, rau củ quả; Đắk R’lấp là phê, hồ tiêu, gia cầm, heo; Tuy Đức là cà phê, hồ tiêu, bò thịt, bò sinh sản, rau củ quả.
Về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đề án nhấn mạnh vấn đề liên kết theo chuỗi giá trị từ những đầu mối như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp trong quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đề án cũng đưa ra các giải pháp về quy hoạch chi tiết, cơ chế chính sách, thông tin tuyên truyền, đào tạo nguồn lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả mong muốn.

Mô hình trồng ổi “siêu sạch” tại xã Quảng Khê, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông do quy trình chăm sóc luôn được tiến hành một cách chặt chẽ, tỉ mỉ theo sự phát triển của trái.

Dù đề án đang được lấy ý kiến nhưng trên thực tế thời gian qua tỉnh đã triển khai mô hình này ở nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê, tính đến giữa năm 2017, toàn tỉnh đã có 2.383 mô hình về trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, trong đó 1.557 mô hình thuộc các công ty, doanh nghiệp, hợp tác, tổ hợp tác xã, còn lại là của các hộ dân. Riêng trong sản xuất cà phê, các mô hình về sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện đã đạt hơn 29.000 ha. Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất này cao hơn so với sản xuất đại trà từ 8,5 triệu đến 12 triệu đồng mỗi hecta. Đối với cây hồ tiêu hay các loại cây ăn quả như sầu riêng, măng cụt, ổi, bơ… cũng đã có nhiều mô hình về phát triển bền vững nhờ quản lý dịch hại tổng hợp, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón cân đối...

Riêng tại phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) hiện đã có 6 hộ dân trồng rau trong nhà lồng, nhà kính với diện tích khoảng 1.000m2 - 2.000m2 mỗi hộ. Tại phường còn có hai hộ chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học và khép kín với số lượng hơn 1.000 con/năm. Ngoài ra trên địa bàn phường hiện có 750ha cà phê, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất đã tăng lên, bình quân tăng từ 2,5 tấn/ha lên 3,2 tấn/ha. 

Không những được chính quyền hỗ trợ về vốn, kỹ thuật những mô hình này còn cho thấy lợi thế lớn về năng suất và giá trị sản phẩm, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn nhiều trên cùng một diện tích đất canh tác. Dù còn nhiều thách thức nhưng mô hình này chắc chắn là hướng đi bền vững giúp người nông dân của tỉnh tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường xuất khẩu rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ngày càng mở rộng ra nhiều nước trên thế giới.

Nam Trân

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.