Đại tá Mỹ nói về khả năng bắt đầu cuộc chiến giữa NATO với Nga
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đang lên kế hoạch khơi mào cuộc chiến giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga khi sử dụng cuộc xung đột của Ba Lan vào miền Tây Ukraine làm cái cớ.
Nhận định trên của cựu Đại tá Lục quân Mỹ, cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Douglas Macgregor mới đây chia sẻ với tạp chí American Conservative.
Chuyên gia quân sự này lưu ý rằng, những thành công của quân đội Nga trong các trận chiến trên lãnh thổ của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và tình trạng tồi tệ của Lực lượng vũ trang Ukraine đã đi ngược lại với kế hoạch của Mỹ.
Đại tá Mỹ hé lộ kế hoạch bắt đầu cuộc chiến giữa NATO với Nga. (Ảnh: AP) |
“Đối mặt với sự thất bại rõ ràng của viện trợ Mỹ, ngay cả khi vũ khí mới đang được đổ vào để cứu các lực lượng Ukraine khỏi sự tổn thất, chính quyền ông Biden đang tuyệt vọng lật ngược tình thế và cứu vãn cục diện. Có vẻ như Ba Lan đã đưa ra một lối thoát. Theo các báo cáo chưa được xác nhận từ Warsaw, Bộ Tổng tham mưu Ba Lan được chỉ thị âm thầm vạch ra một kế hoạch can thiệp vào cuộc xung đột và chiếm đóng miền Tây Ukraine”, ông Macgregor cho biết.
Theo ông Macgregor, Kiev và Mỹ sẽ “bật đèn xanh” cho phép Warsaw can thiệp, điều này cần thiết để hợp pháp hóa các hành động thù địch ở mức độ này. Và Washington dự kiến sẽ sử dụng những sự cố có thể xảy ra giữa quân đội Ba Lan và Nga để giành lấy lợi thế.
“Chính quyền ông Biden có thể hy vọng rằng bất kỳ cuộc đụng độ nào giữa Nga và Ba Lan sẽ dẫn đến việc triệu tập Hội đồng NATO, nơi câu hỏi về việc áp dụng Điều 5 sẽ được thảo luận”, cựu Đại tá Lục quân Mỹ nói.
Ông Macgregor cho rằng, hiện tại rất khó để hình dung lý do chính đáng cho sự can thiệp của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine, trong mắt các thành viên của liên minh sẽ là sự can thiệp của Ba Lan, vì vậy Washington có kế hoạch để lại các hành động cụ thể theo quyết định của mỗi nước.
Về phía Mỹ, Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nhắc lại rằng, nước này đã cung cấp vũ khí cho Ukraine từ rất lâu trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
“Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cung cấp vũ khí từ rất lâu trước cuộc chiến. Số tiền đầu tiên mà tổng thống phân bổ cho Ukraine đã bao gồm hỗ trợ về vũ khí sát thương ... đồng thời Mỹ, Canada, Anh và các đồng minh khác đã thực sự giúp Ukraine trang bị khí tài”, Fox News dẫn lời ông Kirby.
Tuần trước, Tổng thống Biden đã thông báo cung cấp hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine. Đồng thời, nguyên thủ quốc gia cũng nhắc lại rằng các quỹ do Quốc hội phân bổ để cung cấp hỗ trợ như vậy trên thực tế đã cạn kiệt.
Bên cạnh đó, Hạ viện Mỹ hôm 10/5 đã thông qua một gói viện trợ bổ sung chưa từng có cho Ukraine trị giá gần 40 tỉ USD.
Theo chính quyền Mỹ báo cáo trước đó, ít nhất 4,5 tỉ USD đã được phân bổ cho các mục đích này kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, bao gồm 3,8 tỉ USD kể từ ngày 24/2, ngày mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Thanh Bình (lược dịch)
Nga tấn công hơn 90 mục tiêu quân sự ở Ukraine trong đêm
Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong đêm, máy bay Nga đã phá hủy gần 100 cơ sở quân sự của Ukraine và các đơn vị phòng không đã bắn hạ 9 máy bay không người lái.
Thiết bị quân sự Mỹ-NATO được phát hiện ở biên giới Nga-Phần Lan
SM-News đưa tin, hôm 10/5, 300 đơn vị thiết bị quân sự sẽ tập trung ở biên giới phía bắc của Nga cho đến khi Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).