Đại sứ Phần Lan trải lòng về quan hệ gắn bó giữa Việt Nam - Phần Lan

Nhân sự kiện Quốc khánh Phần Lan hôm 6/12 cùng việc Việt Nam - Phần Lan kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đại sứ Phần Lan Kari Kahiluoto đã có những chia sẻ về mối quan hệ gắn bó giữa Phần Lan và Việt Nam.

Lễ kỷ niệm lần thứ 101 Quốc khánh Phần Lan vào ngày 6/12 diễn ra trong năm nay trùng với sự kiện quan trọng Việt Nam và Phần Lan kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Phần Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1973.

Giáo dục được xem là điểm nhấn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan.

Nhân sự kiện trên, đại sứ Kahiluoto đã có những chia sẻ với truyền thông Việt Nam về mối quan hệ giữa hai nước cũng như gửi lời cảm ơn tới những đối tác Việt Nam trong các cơ quan chính phủ, học viện, tổ chức văn hóa, các cá nhân và bạn bè đã giúp nhân dân Phần Lan và Việt Nam tăng cường mối quan hệ trên mọi lĩnh vực mà đặc biệt là thương mại và doanh nghiệp tư nhân.

Theo ông Kahiluoto, Việt Nam và Phần Lan đã xây dựng được mối quan hệ vô cùng tốt đẹp. Mối quan hệ giữa hai nước mở rộng từ hợp tác phát triển cho tới tăng cường hữu nghị song phương và công bằng. Mối quan hệ này được thể hiện rõ nét thông qua hoạt động thương mại, đầu tư và kinh doanh.

Cụ thể, chuyến thăm thành công mới đây của Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan Mika Lintila đã thể hiện rõ nét phần nào mối quan tâm lớn của Phần Lan đối với các lĩnh vực kinh tế then chốt của Việt Nam như chương trình số hóa, phát triển đô thị thông minh, năng lượng, công nghệ sạch và cải tiến, quản lý nguồn nước và rác thải. Tất cả những hoạt động này đều nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển bền vững như Liên Hợp Quốc đã đề ra.

Ngoài ra, Việt Nam và Phần Lan còn ký kết hai Bản ghi nhớ quan trọng. Trong đó, một Bản ghi nhớ chú trọng tới việc tiếp tục nâng cao mối quan hệ hợp tác hiện thời trong hoạt động đổi mới giữa Bộ Kinh tế và Phát triển Phần Lan với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Bản ghi nhớ thứ hai nhấn mạnh hoạt động trao đổi thương mại trong lĩnh vực tư nhân giữa Phòng Thương mại Phần Lan với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Đáng nói, việc tăng cường quan hệ hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).  

Hồi tháng 10, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) còn ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Ngoài ra, hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp FORMIS do Phần Lan xây dựng cũng đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động triển khai bảo vệ tài nguyên rừng tại Việt Nam.

Đại sứ quán Phần Lan nhấn mạnh Phần Lan sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hoạt động kinh doanh cũng như tăng cường các mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Phần Lan và Việt Nam.

Bên cạnh đó, giáo dục vẫn được xem là một trong những lĩnh vực chủ chốt trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan và cũng là điểm nhấn của Phần Lan tại Việt Nam lâu nay. Bởi Phần Lan được biết tới là quốc gia có nền giáo dục cao và dễ tiếp cận. Trong năm nay, lễ khai trương một trường dạy nghề và một trung tâm giáo dục Phần Lan tại TP Hồ Chí Minh (TP HCM) cũng đã được tổ chức.

Ngoài ra, Phần Lan còn có kế hoạch mở thêm Trường Phổ thông Quốc tế Phần Lan - Việt Nam ngay tại Đại học Tôn Đức Thắng ở TP HCM vào tháng 8/2019. Đây là một dự án tiên phong mở ra một chương mới trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Phần Lan.

Trong khi đó, hiện có khoảng 2.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Phần Lan. Theo đại sứ Kahiluoto, những sinh viên này sẽ đóng góp vào tương lai tốt đẹp của mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Phần Lan.

Bên cạnh đó, với chuyến thăm cấp cao của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tới Phần Lan hồi tháng 11 đã đánh dấu mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Phần Lan cũng như thể hiện những kỳ vọng của Việt Nam với Phần Lan và cộng đồng Bắc – Âu.

Đại sứ Kahiluoto kết luận, dựa trên sự tin tưởng mạnh mẽ giữa Việt Nam và Phần Lan, mối quan hệ giữa hai nước đang không ngừng phát triển và hướng tới một xã hội phát triển toàn diện, công bằng.

Năm 2018 là năm đánh dấu kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Phần Lan (1973-2018). Đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan đang trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và lãnh đạo các Bộ/ngành, thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, hợp tác ASEAN – EU trên tinh thần hợp tác, thiện chí và đôi bên cùng có lợi.

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Phần Lan tăng trưởng khá tích cực với kim ngạch hai chiều năm 2017 đạt 458 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Phần Lan đạt 165 triệu USD, nhập khẩu từ Phần Lan vào Việt Nam đạt 293 triệu USD. Về đầu tư, tính đến giữa năm 2017, Phần Lan có 17 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21 triệu USD, đứng thứ 68/116 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung, quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam và Phần Lan vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước.

Hợp tác về giáo dục, đổi mới sáng tạo đang là một trong những điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan. Hai nước đã và đang triển khai rất hiệu quả các dự án hợp tác mới theo mô hình "vay ưu đãi, đầu tư công" trong các lĩnh vực giáo dục, lâm nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ sạch, đô thị thông minh, quản lý thông tin, quản lý nước và chăm sóc sức khỏe tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam như Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau v.v…

 
Minh Thu (lược dịch)

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !