Đà Nẵng: Vứt tàn thuốc, đốt vàng mã gây… cháy rừng
Nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu, các hoạt động du lịch sinh thái có nguy cơ gây cháy rừng (Ảnh: HC) |
Chi cục đồng thời yêu cầu các Hạt Kiểm lâm tăng cường thông tin về nguy cơ cháy rừng đến các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư khu vực có rừng; phối hợp với chính quyền địa phương chuẩn bị nhân lực, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng; báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng về Ban chỉ đạo quận, huyện và Chi cục Kiểm lâm; Giám sát, kiểm tra các chủ rừng trong việc chấp hành các quy định về PCCC rừng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về PCCC rừng; phối hợp với BQL rừng đặc dụng và BQL các khu du lịch sinh thái giám sát, nhắc nhở du khách lưu ý việc an toàn trong sử dụng lửa khi tham quan, du lịch tại các khu vực rừng.
Theo ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng, năm 2013, trên địa bàn TP xảy ra 10 vụ phát lửa rừng và cháy rừng với diện tích 14,25ha. Trong đó có 8,48ha rừng trồng keo, bạch đàn tái sinh sau khai thác của người dân; 5,77ha cỏ tranh, lau lách, cây bụi, thực bì sau khai thác rừng trồng.
Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, trong số các vụ phát lửa và cháy rừng kể trên có 04 vụ do đốt xử lý thực bì để trồng rừng gây cháy lan; 01 vụ do đạn còn lại sau chiến tranh, gặp thời tiết nắng nóng đã phát nổ gây cháy. Đáng chú ý là có 02 vụ do vứt tàn thuốc, 01 vụ do người dân vào rừng đốt ong, 01 vụ do đốt vàng mã gây cháy rừng.