Đà Nẵng: Doanh nghiệp kêu cứu vì xe quá tải

Thông qua báo Infonet, nhiều doanh nghiệp vận tải ở Đà Nẵng phản ảnh đến lãnh đạo TP, Bộ GTVT cùng các ngành chức năng thực trạng xe chở quá tải, đặc biệt là xe bồn chở xi măng rời đang vượt tải một cách khủng khiếp, gây ra rất nhiều hệ lụy!

Không có đường sá nào chịu nổi!

Đã có hàng chục năm kinh doanh vận tải, ông M., Giám đốc Công ty vận tải T.M. cho hay, hiện hai đoàn xe bồn của Công ty Duy Thịnh (Đà Nẵng) và Hùng Đạt (Huế) chở xi măng rời từ các nhà máy ở Quảng Bình, Huế vào cung cấp cho các trạm trộn bê tông tươi trên địa bàn Đà Nẵng là thường xuyên chở quá tải. Các xe này chỉ được chở tối đa 30 – 34 tấn nhưng luôn chở đến 60 – 70 tấn, nhìn bên ngoài không dễ phát hiện nhưng chỉ cần cân tải trọng là “dính” liền!

Đà Nẵng: Doanh nghiệp kêu cứu vì xe quá tải - ảnh 1

Xe bồn của Công ty Duy Thịnh xếp hàng chờ đổ xi măng cho các trạm trộn bê tông tươi (Ảnh: HC)

“Khi nhà nước chủ trương xiết chặt tải trọng xe, nhiều doanh nghiệp (DN) phải đầu tư xe đúng tải để chạy. Nhưng hai đoàn xe này chỉ nghe ngóng ít bữa rồi lại ngang nhiên chạy cả ngày lẫn đêm. CSGT, Thanh tra giao thông đứng đầy mà họ vẫn chạy được. Giỏi thiệt! Đà Nẵng tốn bao nhiêu tiền làm đường, sửa đường nhưng mấy xe quá tải như thế này phá nát hết. Không đường sá nào chịu nổi cả. Trong khi các DN làm ăn đàng hoàng thì bị mang tai tiếng!” – ông M. nói.

Ông Nguyễn Hữu Thùy, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Đà Nẵng xác nhận thực trạng như ông M. phản ánh và nói thêm: “Xe bồn của Duy Thịnh, Hùng Đạt chở tới 60 – 70 tấn, cộng thêm xác xe nữa có thể lên tới cả trăm tấn. Tiêu chuẩn đường Việt Nam chỉ cần chục chiếc như thế chạy là đủ hư rồi chứ đừng nói chi hàng trăm, hàng ngàn xe. Tiền ở đâu làm đường kịp cho mấy xe này phá. Thế mà có thấy ai làm gì họ đâu!”.

Trao đổi với Infonet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Thanh tra giao thông Đà Nẵng cho hay, việc xác định xe chở quá tải hiện không theo cấp đường như trước đây mà theo trục. Xe có 3 trục thì tổng trọng tải được 24 tấn, 6 trục thì được 48 tấn. Xe càng nhiều trục thì tải trọng cho phép càng lớn. Với các xe bồn chở xi măng rời, nếu có 6 trục, cộng với sai số cho phép dưới 10% thì tổng trọng tải được chở khoảng 52 tấn.

“Nếu trên 52 tấn là chở quá tải thì phải xử lý phạt. Cách đây một tháng, xe bồn của Duy Thịnh qua trạm cân ở Hòa Châu đã bị xử lý chở quá tải rồi đấy. Các xe này đã nằm trong tầm ngắm chứ không phải để lọt đâu. Còn xe Hùng Đạt thì phải kiểm tra lại mới biết được. Anh em thỉnh thoảng có kiểm tra đấy. Sắp tới chúng tôi cũng sẽ tập trung kiểm tra các xe bồn chở xi măng rời, bê tông tươi!” – ông Nguyễn Trung Nghĩa nói. 

Dịch vụ vận tải sẽ đi dần tới chỗ lụi tàn

Tuy nhiên việc kiểm tra, xử lý xe Duy Thịnh cách đây một tháng, theo ông M. là chưa ăn thua gì cả, bởi ngày nào họ cũng chạy hết sức ngang nhiên. Ông khẳng định, các xe bồn lớn hiện nay của Duy Thịnh, Hùng Đạt không thể chở đúng tải mà vẫn hoạt động trên đường. Bởi nếu vậy thì chỉ có lỗ chứ không đủ chi phí. Bản thân công ty ông có hơn chục chiếc xe bồn như thế nhưng phải cho nằm kho cũng vì lý do này!

Ông Nguyễn Trung Nghĩa thừa nhận vẫn bỏ sót chứ không thể xử lý được tất cả các xe chở quá tải, nhất là những xe cố tình tránh trạm cân. “Bây giờ bọn họ quỷ lắm, đi đường vòng để tránh, đi đêm đi hôm, trạm đặt chỗ này họ lại đi chỗ khác. Cho nên ngoài trạm cân ra thì lực lượng CSGT tuần tra trên đường cũng là một phần rất quan trọng, phải xử lý cho triệt để!” – ông Nguyễn Trung Nghĩa nói.

Theo ông M., việc một số DN cố tình cho xe chở quá tải không chỉ làm hư hỏng đường sá, mất an toàn giao thông mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Hiện DN vận tải ở Đà Nẵng bán xe ngày càng nhiều, thậm chí một số DN phải đóng cửa do không thể cạnh tranh nổi với xe chở quá tải. Nếu tình trạng vượt tải trên các tuyến đường dài đã giảm vì qua quá nhiều trạm, không thể chung chi hết thì trên các tuyến đường ngắn như Quảng Bình – Huế - Đà Nẵng vẫn rất nổi cộm.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp kêu cứu vì xe quá tải - ảnh 2

Ông Nguyễn Hữu Thùy, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Đà Nẵng: "Một nơi mà người làm ăn đàng hoàng thì thua thiệt, điêu đứng, còn người làm ăn liều mạng, bất chấp pháp luật vẫn ngang nhiên tồn tại thì không thể là nơi đáng sống được!” (Ảnh: HC)

“Những người làm ăn trung thực, không chở quá tải không thể cạnh tranh nổi với xe chở quá tải vì các xe này phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng. Cứ như thế sẽ ngày càng triệt tiêu những người làm ăn đàng hoàng và sinh ra tiêu cực. Mình nghiêm túc, chở đúng tải thì điêu đứng, thua thiệt nhưng không thể cho anh em chở quá tải, vì “ăn cám trả vàng” thì mình không làm. Nếu bị bắt sẽ mất uy tín công ty, rồi cuối cùng cũng phải đi “mua đường” hết!” – ông M. nói.

Để kiểm tra thực hư, chúng tôi liên hệ với ông T., Giám đốc Công ty vận tải M.H. trên đường Núi Thành. Ông trả lời: “Nói mãi rồi, có chi nữa mà nói. Tôi sắp “giải quyết” xong hết xe của mình rồi!”. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Đà Nẵng Nguyễn Hữu Thùy cho biết, Công ty Hoàng Đại vốn có số xe tải nhiều nhất TP nhưng đang bán xe hàng loạt. Công ty Minh Toàn trước đây có đoàn xe đầu kéo 50 chiếc mà nay chỉ còn 35 chiếc, phải bán bớt 15 chiếc cho các DN ngoại tỉnh. Một số công ty mới mua xe hồi đầu năm, giờ cũng sắp sửa bán xe…

Hậu quả của việc này, theo ông M. cho biết và được ông Nguyễn Hữu Thùy xác nhận là tài xế xe tải thất nghiệp hàng loạt. Không những thế, nó còn sẽ khiến dịch vụ vận tải ở Đà Nẵng dần đi tới chỗ lụi tàn. Bởi càng làm thì càng phải bán xe. Sản xuất của Đà Nẵng vốn chưa có gì nhiều, chỉ trông nhờ vào dịch vụ, nhưng với kiểu dịch vụ như thế này thì sẽ chẳng còn gì nữa!

Lực lượng chức năng có "làm" hay không?

“Những người làm ăn đàng hoàng không bao giờ chở quá tải vì bị phạt tiền và bị giam bằng lái 2 tháng, phải nuôi tài xế. Chỉ những người liều mạng hoặc “mua đường” mới dám làm. Họ “canh me” được thì họ làm chứ mình không thể. Chẳng lẽ có 1 – 2 xe quá tải mà phải điện ông A, ông B thế này thế kia? Nhưng không điện thì chết, vì luật ngầm nó thế rồi. Làm thì mang tiếng mà không làm thì việc kinh doanh không công bằng. Cùng một lô hàng, mình phải chạy 20 xe còn họ chỉ chạy 10 xe thì làm sao cạnh tranh nổi. Anh em trong hiệp hội kêu dữ lắm, chúng tôi cũng đã phản ảnh nhiều lần nhưng chả ai nghe hết!” – ông Nguyễn Hữu Thùy nói.

Theo ông M., thực ra không phải không có cách xử lý xe chở quá tải. Đơn cử như các xe bồn chở xi măng rời, để đối phó với các cơ quan chức năng, họ luôn được các nhà máy cấp hai hóa đơn có tổng khối lượng bằng với khối lượng chở trên xe. Khi bị kiểm tra thì họ giấu bớt một hóa đơn và chỉ trình hóa đơn đúng tải trọng. Nhưng khi đến đổ xi măng cho trạm trộn bê tông tươi, các xe này phải cân khối lượng thực tế (vì có thể tài xế rớt bớt hàng bán dọc đường). Đó chính là lúc các xe này “hiện nguyên hình”.

Mỗi xe chở bao nhiêu tấn một chuyến đều được ghi trong sổ nhập hàng của các trạm này. Nếu tổ chức lực lượng liên ngành (CSGT, Thanh tra giao thông, thuế, quản lý thị trường…) vào kiểm tra sổ nhập hàng là biết rõ xe chở quá tải hay không và có thể căn cứ vào đó mà phạt nguội. Các chủ xe không thể vin vào hai hóa đơn ghi đúng tải trọng để “lách” vì không bao giờ có chuyện một ngày mà các xe bồn này có thể kịp chạy hai chuyến chở xi măng từ Quảng Bình, Huế vào Đà Nẵng. Hơn nữa, nếu nói xe chạy hai chuyến trong một ngày thì tại sao số liệu trên bàn cân chỉ có một chuyến? Không thể xe chở hai chuyến mà chỉ có một phiếu cân!

Theo Chánh Thanh tra giao thông Đà Nẵng Nguyễn Trung Nghĩa thì không nhất thiết phải vào trạm trộn bê tông mà có thể sử dụng cân xách tay đón xe trên đường để kiểm tra là xử lý được. Nhưng theo ông Nguyễn Hữu Thùy: “Vấn đề là các lực lượng chức năng có làm hay không. Nếu họ chịu làm thì không ai có thể qua mặt. Một nơi mà người làm ăn đàng hoàng thì thua thiệt, điêu đứng, còn người làm ăn liều mạng, bất chấp pháp luật vẫn ngang nhiên tồn tại thì không thể là nơi đáng sống được!”.

Ngày 13/11, tại TP.HCM, Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) tổ chức hội nghị tập huấn về Thông tư 46/2015, Thông tư 35/2013 của Bộ GTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ, quy định xếp hàng hóa trên ô tô khi tham gia giao thông… cho các cơ quan, đơn vị hữu quan và doanh nghiệp vận tải phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Trước đó, ngày 6/11, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã có những chỉ dạo quyết liệt nhằm lập lại kỷ cương an ninh trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn.


HẢI CHÂU

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.