Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tăng giám sát y tế ở các đầu mối giao thông

Ngày 17/2, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ vừa có văn bản 830/UBND-SGTVT đề nghị Bộ GTVT tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát y tế đối với hành khách tại các đầu mối giao thông.

Theo đó, tại văn bản 830/UBND-SGTVT (ngày 14/2), Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nêu rõ, là TP du lịch với số lượng lớn du khách từ nhiều nơi đến tham quan, lưu trú nên Đà Nẵng cũng có nguy cơ lây nhiễm cao dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19).

Gám sát y tế, kiểm tra thân nhiệt tại sân bay quốc tế Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh nguy hiểm này, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT có ý kiến chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát y tế đối với hành khách (đặc biệt là hành khách đến từ các tỉnh, các khu vực đã công bố dịch) tại các đầu mối giao thông trên cả nước nói chung, và các đầu mối giao thông trên các tuyến đường qua địa bàn Đà Nẵng nói riêng. 

Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt các hoạt động chuyên môn y tế, lắp đặt các máy đo thân nhiệt để kịp phục vụ công tác phòng chống dịch tại các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bến xe, bến tàu... và xử lý kịp thời ngay khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm dịch bệnh COVID-19.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, ngày 9/2, bà T.T.T.L (sinh năm 1992, ở xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) từ Tứ Xuyên - Trung Quốc đến sân bay Thành Đô, bay sang Thái Lan, rồi từ sân bay Bangkok bay về Việt Nam, nhập cảnh qua sân bay quốc tế Đà Nẵng lúc 12h trưa cùng ngày.

Từ Trung Quốc là vùng có dịch trở về nhưng bà L. không được giám sát y tế, kiểm tra thân nhiệt tại sân bay Đà Nẵng. Sau đó, bà này lưu trú tại một khách sạn ở quận Ngũ Hành Sơn, có tiếp xúc với một bảo vệ và một nhân viên của khách sạn này. Sáng 10/2, bà L. đón xe dịch vụ từ Đà Nẵng về nhà ở Quảng Nam. Cùng đi trên xe có một phụ nữ tên T.T.K.H. cùng 3 người là em gái, con, cháu bà H. Cả 4 người đều đang cư trú tại Đà Nẵng.

Tuy sau đó bà T.T.T.L. được xét nghiệm âm tính với với chủng mới của virus Corona nhưng sự việc nêu trên cũng đã khiến ngày 12/2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam phải có văn bản 25/CV-BCĐ gửi Bộ Công an, Bộ GTVT và UBND TP Đà Nẵng đề nghị tăng cường chỉ đạo kiểm soát người nhập cảnh từ vùng dịch về Việt Nam. 

Để tránh tiếp diễn trường hợp tương tự, Ban chỉ đạo phòng chống tỉnh COVID-19 tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Bộ GTVT chỉ đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, các lực lượng tại các cảng hàng không tăng cường giám sát, kiểm tra chặt chẽ để phát hiện người đi từ Trung Quốc về Việt Nam hoặc từ Trung Quốc qua một nước thứ ba đến Việt Nam trong vòng 14 ngày phải được cách ly, phòng chống dịch đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng (tại Công văn 164/TTg-KGVX ngày 3/2/2020).

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Công an TP tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh như đã nêu trên và chỉ đạo ngành y tế thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát các trường hợp đã tiếp xúc với bà T.T.T.L. từ ngày 9 – 10/2, nhất là với các nhân viên khách sạn mà bà L. lưu trú và những người đi chung xe dịch vụ với bà này từ Đà Nẵng vào Quảng Nam.

Như Infonet đã đưa tin, trong thông báo chính thức vào chiều tối qua 16/2, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP phối hợp với Trung tâm Y tế các quận ghi nhận tất cả những người đang ở tại Đà Nẵng có tiếp xúc gần với bà L. (bao gồm những người ở chung cơ sở lưu trú và cùng đi chung trên chuyến xe từ Đà Nẵng về xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

Tiến hành liên lạc với những người tiếp xúc gần với bà L. như nêu trên để giải thích, tư vấn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm giúp họ an tâm, không hoang mang, lo lắng; đồng thời biết cách tự theo dõi sức khỏe cá nhân hàng ngày, khi cần thì liên hệ với các cơ quan y tế.

“Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm của bà T.T.T.L., Sở Y tế nhận thấy bà L. được lấy mẫu xét nghiệm sau khi đã tiếp xúc với những người hiện đang ở tại TP Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm ÂM TÍNH với chủng mới của virus Corona, chứng tỏ trong quá trình tiếp xúc, bà L. không có bệnh để lây cho những người này.

Vì vậy, Sở Y tế Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị không tiếp tục giám sát những người tiếp xúc gần với bà T.T.T.L. nhưng vẫn tiếp tục truyền thông các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người dân!” – Đại diện Sở Y tế Đà Nẵng cho biết chiều tối 16/2.

Theo cập nhật mới nhất của Sở Y tế Đà Nẵng, từ 13h30 ngày 16/2 đến 8h sáng 17/2, trên địa bàn TP không ghi nhận thêm trường hợp nào nghi ngờ mắc COVID-19 phải vào bệnh viện theo dõi. Hiện chỉ còn 04 trường hợp (3 người Việt Nam, 1 người Singapore) đang theo dõi tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, sức khỏe đều tạm ổn.

Cũng từ 13h30 chiều 16/2 đến 8h sáng nay 17/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng tiếp nhận thêm kết quả của 03 mẫu bệnh phẩm được gửi đi xét nghiệm và đều âm tính với COVID-19, nâng tổng số mẫu xét nghiệm mà Đà Nẵng đã nhận được phản hồi lên 114 mẫu, tất cả đều âm tính. Tính đến 8h sáng 17/2, Đà Nẵng chưa có trường hợp nào dương tính với COVID-19.

19 trường hợp đang giám sát tại cộng đồng (các trường hợp đi từ nước ngoài về nhưng không phải từ các vùng đang có dịch, khi qua cửa khẩu phát hiện có sốt nhẹ; các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ theo quy định của Bộ Y tế hoặc các trường hợp tại cộng đồng; các trường hợp đến từ hoặc đi qua Trung Quốc (trừ Hồ Bắc) nhưng chưa phát hiện sức khỏe bất thường) cũng đều có sức khỏe bình thường.

Ngoài ra, trong ngày 16/02, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã tiến hành giám sát 58 tàu bay với 4.274 người nhập cảnh, trong đó có 577 người phải khai báo y tế.

HẢI CHÂU

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !