Đà Nẵng: Để lây nhiễm Covid-19 tại công sở, người đứng đầu chịu trách nhiệm

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nêu rõ, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm nếu để cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch tại công sở.

Chiều 31/3, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng có Công văn hỏa tốc số 4103-CV/TU truyền đạt chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy đến Ban Cán sự đảng, đảng đoàn, sở ban ngành, mặt trận đoàn thế và các địa phương về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Mọi người đến Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng đều phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào giao dịch (Ảnh: HC)

Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan đảng thuộc Thành ủy, các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy rà soát kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác của đơn vị từ nay đến cuối tháng 4/2020 để phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện với thời gian phải hoàn thành, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh;

Bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng CNTT làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như lực lượng trực cơ quan để xử lý công việc thường xuyên; những người có trách nhiệm xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; thực hiện việc tổ chức trao đổi, phản ánh, báo cáo và xử lý công việc bằng hình thức trực tuyến và các biện pháp phù hợp khác.

Người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm với cấp ủy, cơ quan cấp trên về việc phân công, tổ chức công việc tại đơn vị mình, đảm bảo về chất lượng, tiến độ công việc theo yêu cầu đã đề ra; chịu trách nhiệm khi để cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch tại công sở.

Thời gian thực hiện từ 0 giờ ngày 01/4/2020 đến ngày 15/4/2020. Sau thời gian trên, tùy vào tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành ủy Thành ủy sẽ có chỉ đạo tiếp theo.

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng giao Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo yêu cầu và đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg. Chủ động nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo Thường trực Thành ủy để chỉ đạo.

Về công tác chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy - Cơ quan thường trực Tiểu ban Văn kiện, Ban Tổ chức Thành ủy - Cơ quan thường trực Tiểu ban Nhân sự Đại hội chủ động thực hiện và đảm bảo tiến độ chuẩn bị các văn kiện và nhân sự theo kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy.

Các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị nội dung văn kiện, nhân sự để đăng ký thời gian báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, bố trí lịch duyệt cho phù hợp; trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo bằng văn bản cho Ban Thường vụ Thành ủy (qua Văn phòng Thành ủy) để tổng hợp.

“Nghiêm túc thực hiện việc tạm hoãn tổ chức đại hội các cấp, kể cả đại hội điểm cho đến khi có chỉ đạo mới để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thần Công văn số 4095-CV/TU ngày 26/3/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy” - Công văn hỏa tốc số 4103-CV/TU của Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng truyền đạt chỉ đạo mới nhất của Ban Thường vụ Thành ủy.

HẢI CHÂU

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Đang cập nhật dữ liệu !