Đa dạng hoá kênh bán hàng đưa tảo xoắn tiếp cận gần với người tiêu dùng trong nước

Thị trường thực phẩm chức năng trong nước vô cùng lớn nhưng với tâm lý sính ngoại, nhiều sản phẩm đã phải thay đổi cách thức phân phối để tiếp cận với người tiêu dùng Việt.

Cơ hội của thị trường thực phẩm chức năng 

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, tại Việt Nam có khoảng 30.000 sản phẩm thực phẩm chức năng được cấp phép lưu hành. Đến nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước. Hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật Bản,…

Trước đây, khách hàng tiêu thụ thực phẩm chức năng của nước ta khá hạn hẹp. Hầu hết người dùng thực phẩm chức năng đều tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Số lượng người sử dụng sản phẩm ước tính cũng chỉ khoảng 500.000 người, một con số thực sự khiêm tốn.

Tuy nhiên, khoảng 2,3 năm trở lại đây lượng người sử dụng thực phẩm chức năng đã tăng. Năm 2019 ước tính có  hơn 20 triệu người, chiếm tới hơn 21% dân số Việt Nam, một tốc độ tăng trưởng thị trường chóng mặt. Như vậy, mảng thực phẩm chức năng thực sự là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng, không chỉ có ý nghĩa với các nhà sản xuất, mà còn có ý nghĩa cho cả người tiêu dùng.
 
Trong suốt 2 năm qua dịch bệnh Covid19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Xuân Diệu, Tổng giám đốc Tập đoàn Tảo xoắn Đại Việt cho biết, trước sức ép các sản phẩm nhập ngoại, đặc biệt là sản phẩm tảo trong nước còn rất mới mẻ nên công ty cũng gặp nhiều trở ngại.

Tuy nhiên, thời gian qua, tảo xoắn Đại Việt đã tạo ra được một sự thay đổi đáng kể. Theo đó, để công ty phát triển, ông Diệu cho biết điểm khác biệt đó là doanh nghiệp làm mọi việc rất nhanh, làm trên quy mô lớn toàn quốc, hệ thống kinh doanh được lãnh đạo Tập đoàn quan tâm hàng đầu và tìm mọi giải pháp để ứng dụng cho việc phát triển thị trường với phương châm: Thần tốc – Quy mô lớn – Đa dạng hóa giải pháp – Đa dạng hóa mô hình – Đa dạng hóa sản phẩm. Với những điểm khác biệt đó chính là điều giúp cho Tảo xoắn Đại Việt vượt qua mọi khó khăn, thách thức tiếp cận với người tiêu dùng Việt.

 

{keywords}
Ông Nguyễn Xuân Diệu, Tổng giám đốc Tập đoàn Tảo xoắn Đại Việt. 

Đa dạng hoá kênh phân phối để tiếp cận người tiêu dùng
 
Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang mua các sản phẩm tảo viên Nhật Bản với nhiều chủng loại khác nhau và có giá thành khác nhau, dao động mỗi hộp từ 400 nghìn đồng tới hàng triệu đồng.

Chính vì vậy, để chiếm lĩnh được thị trường Việt, việc phát triển hệ thống kinh doanh phân phối được công ty đặc biệt quan tâm.
 
Ông Diệu cho biết, "Công ty đã thực hiện đa dạng hóa kênh bán hàng, ứng dụng giải pháp công nghệ và phương thức hợp tác. Hiện tại chúng tôi đang ứng dụng rất thành công “công nghệ” vào hoạt động bán hàng như chuyển đổi số. Bên cạnh đó công ty thực hiện mô hình tổng thể để xây dựng kênh phân phối: bán hàng online, hệ thống phân phối tại 63 tỉnh thành, bán hàng trực tiếp bằng công nghệ affilet marketing... Nhờ đó nên hiện nay tảo xoắn Đại Việt đã có mặt hầu hết trên 63 tỉnh thành".
 
Đối với việc ứng dụng công nghệ, đơn vị cũng thực hiện đồng loạt trên quy mô lớn với nhiều giải pháp. Hiện nay, tất cả hệ thống phân phối được Tập đoàn đầu tư bài bản như hệ thống website bán hàng, mạng xã hội như zalo, facebook, youtube… được tổ chức bài bản mà không tốn kém chi phí đầu tư ban đầu.
 
Công tác truyền thông cũng được công ty quan tâm hàng đầu. Với các sản phẩm tốt cho sức khoẻ, ông Diệu cho rằng trong thời gian tới sản phẩm của mình sẽ đóng góp một phần để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ.
 
Hiện công ty tiếp tục mạnh dạn đầu tư trên quy mô lớn với trang thiết bị nuôi trồng và sản xuất tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đa dạng hóa các dòng sản phẩm để phù hợp với từng đối tượng người sử dụng. Trên cơ sở liên tục nghiên cứu, cho ra nhiều dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày một cao và đa dạng của khách hàng.
 
 Khánh Chi

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !