Cuối năm, tăng tốc
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cuối năm, tăng tốc
Nhờ học nghề trồng la ghim, người lao động ở nông thôn có thêm nguồn thu nhập. Ảnh: D.LỆ
Khó cho địa phương
Theo kế hoạch tỉnh giao cho các địa phương về dạy nghề phi nông nghiệp, mỗi địa phương được chỉ định đào tạo một số nghề cụ thể. Nhìn vào kế hoạch giao nghề, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thắc mắc: “Kế hoạch giao nghề phi nông nghiệp để Hội An đào tạo gồm có tin học văn phòng nhưng chỉ đào tạo cho LĐ khuyết tật, và kỹ thuật chế biến món ăn. Nếu giao quá cụ thể như thế thì địa phương khó thực hiện, vì Hội An còn một số nghề có hiệu quả rất cao, phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. Theo tôi nghĩ nên có một danh mục nghề chung cho các huyện, huyện nào phù hợp nghề nào thì đào tạo nghề đó giống như bên danh mục nghề nông nghiệp”. Về vấn đề giao chỉ tiêu đào tạo nghề, ông Phùng Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, lo lắng: “Trong chỉ đạo chung về đào tạo nghề cho LĐNT, người học nghề phi nông nghiệp phải chiếm tỷ lệ ít nhất 70% kế hoạch đào tạo chung. Nhưng với Tiên Phước, kinh phí phân bổ cho việc dạy nghề phi nông nghiệp chỉ có 76 triệu đồng, trong khi kinh phí dạy nghề nông nghiệp là 250 triệu đồng, như thế thì huyện khó thực hiện được việc đào tạo theo đúng chỉ đạo”.
Các huyện miền núi như Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My... còn có những băn khoăn khác. Nói như bà Huỳnh Thị Thùy Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, với nghề nông nghiệp, Bắc Trà My đã có một số mô hình có thể áp dụng để đào tạo nhân rộng được. Nhưng với nghề phi nông nghiệp thì rất khó đào tạo cho bà con vào thời điểm cuối năm này. Mưa bão liên tục xảy ra, điều kiện đi lại khó khăn, hơn nữa thời điểm cận kề tết, bà con có rất nhiều việc phải lo nên khó động viên họ đi học nghề, mà có đi học cũng chưa ứng dụng được. “Theo tôi, huyện nào có đủ điều kiện thì tiến hành đào tạo, huyện nào chưa làm được thì nên chuyển nguồn sang đầu năm 2013” - bà Dung nói.
Ông Lê Duy Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, băn khoăn: “Đông Giang sẽ gặp khó trong việc xuống tận thôn bản dạy nghề vì mưa bão, đường đi cách trở. Hơn nữa, huyện chưa có trung tâm dạy nghề, không có trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ nay đến cuối năm cũng khó thành lập được trung tâm chứ chưa nói đến đào tạo nghề. Nếu dạy nghề nông nghiệp, cần phải có một mô hình trên địa bàn huyện, nhưng cũng chưa có. Hơn nữa, nhiều vấn đề trong đào tạo nghề cho LĐNT huyện cũng cần phải nghiên cứu lại để tránh sai sót”. Các huyện đều lo lắng khi thời gian đào tạo nghề nông nghiệp đã hơn 2 tháng, nhưng nghề phi nông nghiệp lại từ 3-6 tháng, như thế sẽ không hoàn thành kế hoạch đào tạo.
Không có đầu ra thì không đào tạo
Hai tháng cuối năm, điều kiện thời tiết ở Quảng Nam hoàn toàn không ủng hộ cho kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT. Vậy nhưng, các địa phương vẫn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, bởi từ năm 2012 trở đi, các huyện, thành phố là chủ công trong thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Các huyện, thành phố tự lên kế hoạch đề xuất số lượng người học nghề tùy theo nhu cầu của LĐNT và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dù đề án đã được triển khai trong toàn tỉnh được gần 3 năm, nhưng có nơi còn chưa hiểu hết đề án, chưa nắm bắt được những nội dung, mục đích chính nên khi tiếp nhận đề án, cái khó của địa phương như nhân đôi. Về khó trong danh mục dạy nghề phi nông nghiệp, ông Huỳnh Văn Tùng - Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) lý giải, danh mục tỉnh ban hành chỉ để tham khảo, hàng năm, trên cơ sở đăng ký của các huyện, tỉnh sẽ ban hành một danh mục chung. Riêng Đông Giang, Nông Sơn chưa có trung tâm dạy nghề cũng như trung tâm giáo dục thường xuyên, nhưng đây là 2 huyện có cơ chế thành lập trung tâm dạy nghề tổng hợp như các huyện hưởng chương trình 30a, nên phải xúc tiến làm hồ sơ thành lập trung tâm.
Ông Nguyễn Văn Gặp - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Đã giao cho các địa phương thì tôi nghĩ đào tạo phải theo quy hoạch chung, không thể đào tạo theo kiểu “hàng xén”, cái gì cũng đào tạo. Ở vùng trồng lúa thì phải dạy cho bà con biết trồng lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, vùng trồng cao su thì bày cho bà con biết cách trồng cây cao su ra sao, lấy mủ như thế nào, vùng biển thì dạy các nghề liên quan đến nuôi trồng, đánh bắt hải sản cho sản lượng cao, chế biến các sản phẩm hải sản...”. Ông Trần Văn Tương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm Quảng Nam, mách nước: “Nếu dạy trồng lúa thì 20.12 này xuống giống vụ đông xuân nhất thiết phải mở lớp đúng dịp này để bà con thực hành luôn, chứ lý thuyết 5 - 7 ngày họ quên mất. Khi dạy nghề cho bà con, chỉ nên có một phần lý thuyết còn 2 phần thực hành thì họ mới hiểu và học nhanh”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả yêu cầu, trước 30.10, huyện nào chưa có ban chỉ đạo cấp huyện, tổ công tác thực hiện Đề án cấp xã đều phải hoàn thành khâu này. Huyện nào chưa có trung tâm dạy nghề thì bổ sung ngay chức năng dạy nghề vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp có sẵn ở huyện. Đến nay, chỉ có 8/18 huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách dạy nghề ở Phòng LĐ-TB&XH, vì thế bổ sung ngay một biên chế dạy nghề cho các huyện. Việc khảo sát lại nhu cầu học nghề của LĐNT cũng phải thực hiện trước 30.10, sang tháng 11 chuyển sang đào tạo ngay, ưu tiên ở những xã nông thôn mới, cố gắng không chuyển nguồn sang năm 2013. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương kiên quyết không tổ chức dạy và học khi không dự báo được nơi làm việc của người LĐ và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cuối năm, tăng tốc
Nhờ học nghề trồng la ghim, người lao động ở nông thôn có thêm nguồn thu nhập. Ảnh: D.LỆ
Khó cho địa phương
Theo kế hoạch tỉnh giao cho các địa phương về dạy nghề phi nông nghiệp, mỗi địa phương được chỉ định đào tạo một số nghề cụ thể. Nhìn vào kế hoạch giao nghề, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thắc mắc: “Kế hoạch giao nghề phi nông nghiệp để Hội An đào tạo gồm có tin học văn phòng nhưng chỉ đào tạo cho LĐ khuyết tật, và kỹ thuật chế biến món ăn. Nếu giao quá cụ thể như thế thì địa phương khó thực hiện, vì Hội An còn một số nghề có hiệu quả rất cao, phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. Theo tôi nghĩ nên có một danh mục nghề chung cho các huyện, huyện nào phù hợp nghề nào thì đào tạo nghề đó giống như bên danh mục nghề nông nghiệp”. Về vấn đề giao chỉ tiêu đào tạo nghề, ông Phùng Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, lo lắng: “Trong chỉ đạo chung về đào tạo nghề cho LĐNT, người học nghề phi nông nghiệp phải chiếm tỷ lệ ít nhất 70% kế hoạch đào tạo chung. Nhưng với Tiên Phước, kinh phí phân bổ cho việc dạy nghề phi nông nghiệp chỉ có 76 triệu đồng, trong khi kinh phí dạy nghề nông nghiệp là 250 triệu đồng, như thế thì huyện khó thực hiện được việc đào tạo theo đúng chỉ đạo”.
Các huyện miền núi như Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My... còn có những băn khoăn khác. Nói như bà Huỳnh Thị Thùy Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, với nghề nông nghiệp, Bắc Trà My đã có một số mô hình có thể áp dụng để đào tạo nhân rộng được. Nhưng với nghề phi nông nghiệp thì rất khó đào tạo cho bà con vào thời điểm cuối năm này. Mưa bão liên tục xảy ra, điều kiện đi lại khó khăn, hơn nữa thời điểm cận kề tết, bà con có rất nhiều việc phải lo nên khó động viên họ đi học nghề, mà có đi học cũng chưa ứng dụng được. “Theo tôi, huyện nào có đủ điều kiện thì tiến hành đào tạo, huyện nào chưa làm được thì nên chuyển nguồn sang đầu năm 2013” - bà Dung nói.
Ông Lê Duy Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, băn khoăn: “Đông Giang sẽ gặp khó trong việc xuống tận thôn bản dạy nghề vì mưa bão, đường đi cách trở. Hơn nữa, huyện chưa có trung tâm dạy nghề, không có trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ nay đến cuối năm cũng khó thành lập được trung tâm chứ chưa nói đến đào tạo nghề. Nếu dạy nghề nông nghiệp, cần phải có một mô hình trên địa bàn huyện, nhưng cũng chưa có. Hơn nữa, nhiều vấn đề trong đào tạo nghề cho LĐNT huyện cũng cần phải nghiên cứu lại để tránh sai sót”. Các huyện đều lo lắng khi thời gian đào tạo nghề nông nghiệp đã hơn 2 tháng, nhưng nghề phi nông nghiệp lại từ 3-6 tháng, như thế sẽ không hoàn thành kế hoạch đào tạo.
Không có đầu ra thì không đào tạo
Hai tháng cuối năm, điều kiện thời tiết ở Quảng Nam hoàn toàn không ủng hộ cho kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT. Vậy nhưng, các địa phương vẫn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, bởi từ năm 2012 trở đi, các huyện, thành phố là chủ công trong thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Các huyện, thành phố tự lên kế hoạch đề xuất số lượng người học nghề tùy theo nhu cầu của LĐNT và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dù đề án đã được triển khai trong toàn tỉnh được gần 3 năm, nhưng có nơi còn chưa hiểu hết đề án, chưa nắm bắt được những nội dung, mục đích chính nên khi tiếp nhận đề án, cái khó của địa phương như nhân đôi. Về khó trong danh mục dạy nghề phi nông nghiệp, ông Huỳnh Văn Tùng - Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) lý giải, danh mục tỉnh ban hành chỉ để tham khảo, hàng năm, trên cơ sở đăng ký của các huyện, tỉnh sẽ ban hành một danh mục chung. Riêng Đông Giang, Nông Sơn chưa có trung tâm dạy nghề cũng như trung tâm giáo dục thường xuyên, nhưng đây là 2 huyện có cơ chế thành lập trung tâm dạy nghề tổng hợp như các huyện hưởng chương trình 30a, nên phải xúc tiến làm hồ sơ thành lập trung tâm.
Ông Nguyễn Văn Gặp - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Đã giao cho các địa phương thì tôi nghĩ đào tạo phải theo quy hoạch chung, không thể đào tạo theo kiểu “hàng xén”, cái gì cũng đào tạo. Ở vùng trồng lúa thì phải dạy cho bà con biết trồng lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, vùng trồng cao su thì bày cho bà con biết cách trồng cây cao su ra sao, lấy mủ như thế nào, vùng biển thì dạy các nghề liên quan đến nuôi trồng, đánh bắt hải sản cho sản lượng cao, chế biến các sản phẩm hải sản...”. Ông Trần Văn Tương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm Quảng Nam, mách nước: “Nếu dạy trồng lúa thì 20.12 này xuống giống vụ đông xuân nhất thiết phải mở lớp đúng dịp này để bà con thực hành luôn, chứ lý thuyết 5 - 7 ngày họ quên mất. Khi dạy nghề cho bà con, chỉ nên có một phần lý thuyết còn 2 phần thực hành thì họ mới hiểu và học nhanh”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả yêu cầu, trước 30.10, huyện nào chưa có ban chỉ đạo cấp huyện, tổ công tác thực hiện Đề án cấp xã đều phải hoàn thành khâu này. Huyện nào chưa có trung tâm dạy nghề thì bổ sung ngay chức năng dạy nghề vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp có sẵn ở huyện. Đến nay, chỉ có 8/18 huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách dạy nghề ở Phòng LĐ-TB&XH, vì thế bổ sung ngay một biên chế dạy nghề cho các huyện. Việc khảo sát lại nhu cầu học nghề của LĐNT cũng phải thực hiện trước 30.10, sang tháng 11 chuyển sang đào tạo ngay, ưu tiên ở những xã nông thôn mới, cố gắng không chuyển nguồn sang năm 2013. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương kiên quyết không tổ chức dạy và học khi không dự báo được nơi làm việc của người LĐ và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cuối năm, tăng tốc
Nhờ học nghề trồng la ghim, người lao động ở nông thôn có thêm nguồn thu nhập. Ảnh: D.LỆ
Khó cho địa phương
Theo kế hoạch tỉnh giao cho các địa phương về dạy nghề phi nông nghiệp, mỗi địa phương được chỉ định đào tạo một số nghề cụ thể. Nhìn vào kế hoạch giao nghề, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thắc mắc: “Kế hoạch giao nghề phi nông nghiệp để Hội An đào tạo gồm có tin học văn phòng nhưng chỉ đào tạo cho LĐ khuyết tật, và kỹ thuật chế biến món ăn. Nếu giao quá cụ thể như thế thì địa phương khó thực hiện, vì Hội An còn một số nghề có hiệu quả rất cao, phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. Theo tôi nghĩ nên có một danh mục nghề chung cho các huyện, huyện nào phù hợp nghề nào thì đào tạo nghề đó giống như bên danh mục nghề nông nghiệp”. Về vấn đề giao chỉ tiêu đào tạo nghề, ông Phùng Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, lo lắng: “Trong chỉ đạo chung về đào tạo nghề cho LĐNT, người học nghề phi nông nghiệp phải chiếm tỷ lệ ít nhất 70% kế hoạch đào tạo chung. Nhưng với Tiên Phước, kinh phí phân bổ cho việc dạy nghề phi nông nghiệp chỉ có 76 triệu đồng, trong khi kinh phí dạy nghề nông nghiệp là 250 triệu đồng, như thế thì huyện khó thực hiện được việc đào tạo theo đúng chỉ đạo”.
Các huyện miền núi như Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My... còn có những băn khoăn khác. Nói như bà Huỳnh Thị Thùy Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, với nghề nông nghiệp, Bắc Trà My đã có một số mô hình có thể áp dụng để đào tạo nhân rộng được. Nhưng với nghề phi nông nghiệp thì rất khó đào tạo cho bà con vào thời điểm cuối năm này. Mưa bão liên tục xảy ra, điều kiện đi lại khó khăn, hơn nữa thời điểm cận kề tết, bà con có rất nhiều việc phải lo nên khó động viên họ đi học nghề, mà có đi học cũng chưa ứng dụng được. “Theo tôi, huyện nào có đủ điều kiện thì tiến hành đào tạo, huyện nào chưa làm được thì nên chuyển nguồn sang đầu năm 2013” - bà Dung nói.
Ông Lê Duy Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, băn khoăn: “Đông Giang sẽ gặp khó trong việc xuống tận thôn bản dạy nghề vì mưa bão, đường đi cách trở. Hơn nữa, huyện chưa có trung tâm dạy nghề, không có trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ nay đến cuối năm cũng khó thành lập được trung tâm chứ chưa nói đến đào tạo nghề. Nếu dạy nghề nông nghiệp, cần phải có một mô hình trên địa bàn huyện, nhưng cũng chưa có. Hơn nữa, nhiều vấn đề trong đào tạo nghề cho LĐNT huyện cũng cần phải nghiên cứu lại để tránh sai sót”. Các huyện đều lo lắng khi thời gian đào tạo nghề nông nghiệp đã hơn 2 tháng, nhưng nghề phi nông nghiệp lại từ 3-6 tháng, như thế sẽ không hoàn thành kế hoạch đào tạo.
Không có đầu ra thì không đào tạo
Hai tháng cuối năm, điều kiện thời tiết ở Quảng Nam hoàn toàn không ủng hộ cho kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT. Vậy nhưng, các địa phương vẫn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, bởi từ năm 2012 trở đi, các huyện, thành phố là chủ công trong thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Các huyện, thành phố tự lên kế hoạch đề xuất số lượng người học nghề tùy theo nhu cầu của LĐNT và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dù đề án đã được triển khai trong toàn tỉnh được gần 3 năm, nhưng có nơi còn chưa hiểu hết đề án, chưa nắm bắt được những nội dung, mục đích chính nên khi tiếp nhận đề án, cái khó của địa phương như nhân đôi. Về khó trong danh mục dạy nghề phi nông nghiệp, ông Huỳnh Văn Tùng - Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) lý giải, danh mục tỉnh ban hành chỉ để tham khảo, hàng năm, trên cơ sở đăng ký của các huyện, tỉnh sẽ ban hành một danh mục chung. Riêng Đông Giang, Nông Sơn chưa có trung tâm dạy nghề cũng như trung tâm giáo dục thường xuyên, nhưng đây là 2 huyện có cơ chế thành lập trung tâm dạy nghề tổng hợp như các huyện hưởng chương trình 30a, nên phải xúc tiến làm hồ sơ thành lập trung tâm.
Ông Nguyễn Văn Gặp - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Đã giao cho các địa phương thì tôi nghĩ đào tạo phải theo quy hoạch chung, không thể đào tạo theo kiểu “hàng xén”, cái gì cũng đào tạo. Ở vùng trồng lúa thì phải dạy cho bà con biết trồng lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, vùng trồng cao su thì bày cho bà con biết cách trồng cây cao su ra sao, lấy mủ như thế nào, vùng biển thì dạy các nghề liên quan đến nuôi trồng, đánh bắt hải sản cho sản lượng cao, chế biến các sản phẩm hải sản...”. Ông Trần Văn Tương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm Quảng Nam, mách nước: “Nếu dạy trồng lúa thì 20.12 này xuống giống vụ đông xuân nhất thiết phải mở lớp đúng dịp này để bà con thực hành luôn, chứ lý thuyết 5 - 7 ngày họ quên mất. Khi dạy nghề cho bà con, chỉ nên có một phần lý thuyết còn 2 phần thực hành thì họ mới hiểu và học nhanh”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả yêu cầu, trước 30.10, huyện nào chưa có ban chỉ đạo cấp huyện, tổ công tác thực hiện Đề án cấp xã đều phải hoàn thành khâu này. Huyện nào chưa có trung tâm dạy nghề thì bổ sung ngay chức năng dạy nghề vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp có sẵn ở huyện. Đến nay, chỉ có 8/18 huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách dạy nghề ở Phòng LĐ-TB&XH, vì thế bổ sung ngay một biên chế dạy nghề cho các huyện. Việc khảo sát lại nhu cầu học nghề của LĐNT cũng phải thực hiện trước 30.10, sang tháng 11 chuyển sang đào tạo ngay, ưu tiên ở những xã nông thôn mới, cố gắng không chuyển nguồn sang năm 2013. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương kiên quyết không tổ chức dạy và học khi không dự báo được nơi làm việc của người LĐ và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.