Cuộc chiến tiếp theo của Mỹ sẽ diễn ra ở đâu?

Quân đội Mỹ đã hoàn tất kế hoạch rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan, kết thúc sứ mệnh kéo dài 20 năm tại quốc gia Tây Nam Á này. Vậy cuộc chiến tiếp theo của Mỹ có thể sẽ diễn ra ở đâu?

Mới đây, hôm 27/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Thủ tướng Israel Naftali Benet tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo được cho là gặp nhau một ngày trước đó, nhưng cuộc gặp đã bị hoãn lại sau vụ tấn công khủng bố ở Kabul khiến khoảng 200 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ. Chủ đề chính của cuộc gặp giữa ông Biden và ông Benet như dự kiến là về Iran.

Theo tờ Advance của Croatia, Thủ tướng Israel đến Washington để cố gắng thuyết phục ông Biden hồi sinh hiệp ước hạt nhân với Iran. Tất nhiên, ông Benet không mong muốn nhà lãnh đạo Mỹ từ bỏ ý định một cách dễ dàng như vậy.

Khôi phục hiệp ước hạt nhân với Iran là một trong những đường lối chính sách chính mà chính quyền ông Biden muốn theo đuổi. Trước đó, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran vào năm 2018. Đây là một hiệp ước đã được ký kết vào năm 2015 dưới thời chính quyền Thổng thống Barack Obama, khi đó ông Biden là phó tổng thống.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Thủ tướng Israel Naftali Benet tại Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters)

Các nước cũng tham gia ký kết là Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc đã giữ lại thỏa thuận này ngay cả sau khi Mỹ dưới thời ông Trump rút khỏi hiệp ước vào năm 2018. Việc Washington quay trở lại hiệp ước từ khi ông Biden lên nắm quyền rất được mong đợi.

Trong khi đó, đã có những thay đổi ở Iran. Rõ ràng là việc đàm phán với Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani dễ dàng hơn nhiều. Tổng thống mới của Iran, Ebrahim Raisi, được cho là một người cứng rắn, nhưng ông cũng không từ chối các cuộc đàm phán. Trên thực tế, ông Raisi đang nói điều mà cựu Tổng thống Rouhani đã nhấn mạnh trước đó và bây giờ đến lượt Mỹ sửa chữa những gì mà ông Trump đã phá hỏng, đó là dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran.

Tất nhiên, từ quan điểm của Israel, thỏa thuận này trong đó Mỹ - Iran trên thực tế vẫn chưa được hồi sinh và Israel sẽ cố gắng làm mọi thứ để ngăn chúng xảy ra.

Iran rơi vào thế khó

Theo Advance, ông Benet không hy vọng ông Biden sẽ ngay lập tức khuất phục trước sự đảm bảo của mình và từ chối đàm phán thêm với Iran. Hơn nữa, trước đó vài ngày ông Biden đã nói rõ rằng, với Iran ông sẽ đặt ngoại giao lên hàng đầu. Nhưng để có một tia hy vọng cho vị khách của mình, ông Biden đã nói, Mỹ “có những lựa chọn khác nếu ngoại giao không mang lại kết quả”.

Ông Biden không nói rõ những “lựa chọn khác” này là gì, nhưng từ bối cảnh hiện tại nhiều người có thể hiểu nước nào đang bị đe dọa. Advance nhận định, rõ ràng không phải về các lệnh trừng phạt, vì các lệnh trừng phạt tối đa của Mỹ đã có hiệu lực đối với Iran. Điều duy nhất có thể được nhận thấy là “lựa chọn khác” có thể một cuộc đối đầu vũ trang.

Theo giới chuyên gia, rõ ràng là Mỹ sẽ không gây chiến với Iran chỉ vì các cuộc đàm phán đã thất bại (nếu điều đó xảy ra). Vấn đề ở đây cần một lý do gì đó nghiêm túc hơn. Nhiều người đều biết rằng “một lý do gì đó nghiêm trọng hơn” đó là thông tin Iran đang phát triển hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân. Với một bước ngoặt nguy hiểm như vậy, khó ai có thể nhận được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào và cuộc chiến chỉ có thể bắt đầu trên cơ sở “thông tin tình báo”.

{keywords}
Mỹ đã hoàn tất kế hoạch rút toàn bộ binh lính khỏi Afghanistan, đánh dấu kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm tại quốc gia Tây Nam Á này. (Ảnh: AP)

“Không khó để tưởng tượng tình hình có thể còn tồi tệ hơn nếu Mỹ tiến hành cuộc xung đột dựa trên thông tin tình báo của Israel. Nếu Israel nhận thấy cơ hội để đẩy Mỹ vào cuộc chiến với Iran, thì họ có thể sẽ đưa ra ‘bất cứ thứ gì’ dưới chiêu bài dữ liệu tình báo”, chuyên gia của Advance nhận định.

Những dự đoán như vậy có thể được đưa ra trước, vì tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ trong thế kỷ 21 đều bắt đầu dựa trên dữ liệu tình báo “rất đáng ngờ hoặc có phần sai lệch”. Ngoài ra, việc cáo buộc xung quanh vũ khí hạt nhân của Iran có thể tăng lên trong chớp mắt.

Các chuyên gia cho rằng, nguy hiểm của một cuộc xung đột ngày nay lớn đến mức nào, khi rõ ràng là Mỹ đã rút khỏi Afghanistan, hay nói đúng hơn là rút khỏi cuộc chiến kéo dài 20 năm. Có lẽ chính vì sự rút lui này mà mối đe dọa về một cuộc xung đột với Iran đã tăng lên đáng kể. Cuộc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan là hỗn loạn. Người Mỹ đã phải chịu một thất bại quân sự nặng nề, mà đỉnh điểm cũng là hành động khủng bố trong đó có lính Mỹ thiệt mạng.

Washington biết vị thế đã bị lung lay đến mức nào ở cấp độ quốc tế. Các kế hoạch củng cố của Mỹ ở châu Á đang gặp nguy hiểm khi các quốc gia ở đó, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, đột nhiên bắt đầu nghi ngờ sức mạnh của nước này. Do đó, theo quan điểm của Mỹ sẽ là “đáng giá” nếu làm một điều gì đó quy mô lớn và gây sốc để khôi phục niềm tin vào vị thế người dẫn đầu thế giới của Washington.

Nhìn vào bản đồ thế giới, không thể tìm thấy một ứng cử viên nào lý tưởng hơn cho cuộc xung đột, vốn sẽ khôi phục uy tín quân sự của Mỹ hơn là Iran. Cũng sẽ vô cùng khó khăn để chống lại Iran, nhưng Mỹ sẽ không bắt đầu một cuộc chiến tranh bằng truyền thống.

Tất nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột như vậy, một cuộc chiến quy mô lớn sẽ lan sang các khu vực khác của Trung Đông và các đồng minh của Mỹ, bao gồm cả Israel và Saudi Arabia, có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thủ tướng Benet có thể hài lòng với kết quả cuộc gặp tại Nhà Trắng không? Đây là những gì ông đã nói với ông Biden: “Tôi rất vui khi được nghe những lời từ Tổng thống Biden rằng, các bạn sẽ không bao giờ cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân. Mỹ sẽ cố gắng đi theo con đường ngoại giao, nhưng vẫn có những lựa chọn khác nếu điều này không thành công”.

Hơn hết, ông Benet đã nhận được xác nhận các “lựa chọn khác” có thể tồn tại với Mỹ. Rõ ràng là Israel muốn những “lựa chọn khác” này được áp dụng với Iran càng sớm càng tốt, bất kể Tehran có đi theo con đường chế tạo bom nguyên tử hay không.

Hé lộ thân thế của các thủ lĩnh Taliban khét tiếng

Hé lộ thân thế của các thủ lĩnh Taliban khét tiếng

Washington Post mới đây đã tiết lộ chi tiết về thân thế và vai trò của một số thủ lĩnh trong phong trào Taliban cực đoan.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !