Cung ứng 500 triệu liều vắc xin cúm gia cầm trong năm 2020
Dự báo, hết quý I/2020, các doanh nghiệp có thể cung ứng thêm 61 triệu liều vắc xin cúmgia cầm. Dự kiến cả năm 2020, cung ứng 500 triệu liều; trong đó vắc xin sản xuất trong nước 200 triệu liều Navet-Vifluvac và Navet-Fluvac 2 của Công ty Navetco.
Được sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ, Cục Thú y tổ chức điều tra, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các ổ dịchcúm gia cầm, kể cả các hộ chăn nuôi xung quanh để kịp thời phát hiện, xử lý tất cả các đàn gia cầm dương tính; đồng thời tổ chức lấy mẫu tại 39 chợ buôn bán gia cầm của 13 tỉnh, thành phố để cảnh báo nguy cơ lưu hành vi rút cúm gia cầm. Cục Thú y đã có Công văn gửi các địa phương thông báo về tình hình lưu hành vi rút và khuyến cáo sử dụng các loại vắc xin cúm gia cầm phù hợp với từng chủng, nhánh vi rút cúm gia cầm.
Bộ sẽ tổ chức kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán các loại thuốc, vắc xin thú y không bảo đảm chất lượng, thuốc giả, chưa được phép lưu hành, gian lận thương mại,... các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng, tăng giá gây khó khoăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua thuốc, vắc xin để phòng chống dịch bệnh trên động vật; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng thuốc điều trị cho động vật hiệu quả, tránh lãng phí, không cần thiết.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đang tập trung các nguồn lực hỗ trợ các các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và theo khuyến cáo của OIE để tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, bao gồm: Công ty Phú Gia tại Thanh Hóa, Công ty Koyu & Unitek tại Đồng Nai, Công ty CP tại TP Hồ Chí Minh và Bình Phước (trung bình mỗi tuần sản xuất được 1 triệu con gà); tổ chức thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gà tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Tính đến nay đã có 821 chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm đạt an toàn dịch bệnh, bao gồm: 12 huyện và 809 cơ sở, chuỗi an toàn dịch bệnh.
Nhận định tình hình dịch bệnh, Bộ NN&PTNT cho biết, cúm gia cầm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổng đàn gia cầm rất lớn (trên 467 triệu con), trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; kết quả giám sát chủ động cho thấy mức độ vi rút cúm gia cầm còn lưu hành ở mức tương đối cao, nhất là ở đàn vịt mang trùng, không biểu hiện bệnh; tiêm vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; hệ thống thú y cơ sở, nhất là thú y cấp thôn, xã, huyện không còn hoặc không nắm được tình hình, không báo cáo nên cơ quan thú y cấp tỉnh không nắm được để hướng dẫn, xử lý kịp thời.
Do đó, Bộ cũng đã ban hành nhiều văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và Ban Chỉ đạo quốc gia 389 đề nghị tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Việt Nam.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm dịch vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn cấp tỉnh; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh.
Tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng chống dịch cúmgia cầm.
Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam tổ chức phòng, chống dịch cúmgia cầmcó hiệu quả.